Khác với một số nước Châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc hiện vẫn còn bảo lưu thị trường dịch vụ pháp lý cho tổ chức hành nghề luật sư trong nước, Việt Nam đã mở cửa thị trường này cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài từ trước khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cho đến nay hầu hết các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài lớn, uy tín và mang tầm quốc tế đều có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Tính riêng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho đến thời điểm hiện tại có khoảng 45 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đăng ký cấp phép hoạt động hành nghề. Để được phép tư vấn pháp luật Việt Nam, theo Luật LS, các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải có LSVN hoặc luật sư nước ngoài được cấp phép hành nghề tại Việt Nam và có bằng cử nhân luật5. Rất ít luật sư nước ngoài hiện có bằng cử nhân luật cấp tại Việt Nam, do đó các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thường phải thuê LSVN để được phép tư vấn pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, hiện có một số lượng đáng kể LSVN đang tham gia hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Hoạt động tham gia tranh tụng của luật sư luôn là một trong những hoạt động chính và quan trọng của LSVN. Hơn nữa, lĩnh vực tố tụng luôn được coi là điểm nhấn của hành nghề luật sư và thậm chí là niềm đam mê, niềm hạnh phúc của hầu hết các LSVN. Tuy nhiên, khi tham gia hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài LSVN hiện đang bị “tước” đi quyền này. Theo chúng tôi, việc hạn chế này nên xem xét loại bỏ vì những lý do sau:
Thứ nhất, một trong các quyền cơ bản của LSVN được ghi nhận trong Luật LS là được phép hành nghề luật sư trong khi hành
nghề luật sư này được hiểu bao gồm cả tham gia tố tụng tại Tòa án Việt 6. Việc không cho phép tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử LSVN tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam là gián tiếp hạn chế quyền cơ bản về hành nghề của LSVN.
Thứ hai, LSVN phải có nghĩa vụ tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu theo quy định của Luật LS7. Thực tế vụ án mà cơ quan tố tụng thường yêu cầu người bào chữa là vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần; bị can, bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình; mà bản thân bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa. Trong trường hợp được yêu cầu, LSVN phải thực hiện nghĩa vụ này kể cả đối với LSVN hiện đang hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Do bị hạn chế về phạm vi hành nghề tham gia tố tụng tại Tòa án nên LSVN hành nghề trong tổ chức hành nghề nước ngoài thường không có kinh nghiệm trong lĩnh vực tham gia tranh tụng và hậu quả có thể không bảo vệ tối đa được quyền lợi của bị can, bị cáo. Thậm chí LSVN có thể gây cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng với lý do đơn giản là không được thường xuyên trau dồi, thực hành trong lĩnh vực tố tụng.
Thứ ba,hoạt động hành nghề của LSVN là đặc thù. Khác với phần lớn các ngành nghề khác, hoạt động này đòi hỏi tính bảo mật cao cho khách hàng của mình. Đồng thời, LSVN được khách hàng tìm đến chủ yếu dựa trên uy tín và kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, thực tế khách hàng thường mong muốn LSVN do mình lựa chọn có thể thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc liên quan đến pháp lý (tất nhiên bao gồm cả tham gia