Các loại bảo lãnh: Khi một doanh nghiệp hay ngân hàng Việt Nam (gọi tắt là doanh nghiệp Việt Nam) ký kết một khoản vay nước ngoài với một doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng nước ngoài, ngoài bảo lãnh chính phủ15, đâu là các loại hình bảo lãnh mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm tại Việt Nam để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả khoản vay? Có thể phân biệt hai loại bảo lãnh dựa trên tính chất của chủ thể bảo lãnh:
Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng Việt Nam (bank guarantee): theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 26, bên nhận bảo lãnh có thể là tổ chức, cá nhân ngoài nước. Như vậy có thể hiểu là pháp luật Việt Nam cho phép một tổ chức tín dụng Việt Nam có thể bảo lãnh cho một doanh nghiệp Việt Nam vay vốn nước ngoài.
Bên bảo lãnh là doanh nghiệp Việt Nam không có hoạt động ngân hàng (corporate guarantee): trong số các quy định của Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, chỉ có Điều 31 đề cập khả năng khoản vay của doanh nghiệp tư nhân được Chính phủ hoặc tổ chức được phép cấp bảo lãnh thuộc khu vực công (tổ chức tài chính/tín dụng nhà nước...) bảo lãnh. Có thể suy ra rằng, Nghị định này cho phép một doanh nghiệp Việt Nam được bảo lãnh cho một doanh nghiệp Việt Nam khác vay nước ngoài.
Pháp luật về quản lý ngoại hối:Trong thực tế, bên cho vay nước ngoài còn khá băn khoăn trước các quy định về quản lý ngoại hối áp dụng cho bảo lãnh khoản vay nước