Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 60)

Nam

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, quyền giám sát của Quốc hội là quyền giám sát tối cao. Điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 (Luật HĐGSCQH) định nghĩa: “Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng dân tộc (HĐDT), Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và ĐBQH theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH”. Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát, HĐGS của Quốc hội phải tuân theo nguyên tắc, thủ tục, trình tự nhất định được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật HĐGSCQH và được chi tiết hóa trong Nội quy kỳ họp Quốc hội và Quy chế của ĐBQH.

Phạm vi giám sát của Quốc hội bao gồm việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, của các chủ thể chịu sự giám sát là: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác trong Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội rất rộng, có thể bao gồm: Các báo cáo công tác và các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do các chủ thể chịu sự giám sát ban hành; giám sát việc bầu cử ĐBQH, HĐND; giám sát việc thi hành pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương, trong đó có việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, hình thức giám sát của Quốc hội bao gồm:

Một là, nghe báo cáo công tác của các chủ thể chịu sự giám sát: Trong các hình thức giám sát của Quốc hội và các thành viên, đây hình thức giám sát quan trọng nhất. Điều 9 Luật HĐGSCQH quy định: Tại kỳ họp cuối năm, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác hàng năm của UBTVQH, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến ĐBQH; khi cần thiết, Quốc hội có thể xem xét, thảo luận. Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao. Quốc hội có thể yêu cầu UBTVQH, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao báo cáo về những vấn đề khác khi xét thấy cần thiết. Các báo cáo công tác nói trên - trừ các báo cáo của Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước - phải được HĐDT, Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)