Hoạt động giám sát của Quốc hội Mỹ

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 57)

Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể vai trò giám sát của Quốc hội. Nhưng theo các đạo luật và quy chế của hai Viện, hoạt động giám sát (HĐGS) của Quốc hội Mỹ được thực hiện qua các hình thức chủ yếu như điều trần và điều tra, thực hiện phủ quyết lập pháp, tiếp nhận báo cáo hoạt động của hành pháp, thành lập các cơ quan Tổng Thanh tra, thông qua ngân sách, luận tội các chức danh theo quy định của Hiến pháp, hoạt động kiểm soát không chính thức của các ủy ban của Quốc hội. Ngoài ra, một số HĐGS của Quốc hội mang tính gián tiếp, tạm thời và khó nhận thức1.

Tổ chức điều trần và điều tra:Với mục đích làm sáng tỏ sự cần thiết của một dự luật và tăng cường khả năng của Quốc hội trong giám sát hành pháp, các cuộc điều trần và điều tra được tiến hành thông qua việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin liên quan đến khả năng điều chỉnh của dự luật cũng như thực tiễn điều hành của hành pháp.

Thông tin về các cuộc điều trần và điều tra có thể được thông báo cho công chúng nhằm “tạo ra một diễn đàn để mọi người thấy rõ tất cả các hành vi của chính quyền... Nó cho phép một người dân bình thường có thể thấy được sự thật phơi bày trước ánh sáng2. Các cuộc điều trần và điều tra là những công cụ cực kỳ hữu hiệu buộc chính quyền phải có trách nhiệm với người dân hơn. Chúng có thể cho ra đời những bộ luật mới, hay những quy định không thành văn làm thay đổi các hoạt động hành chính quan liêu.

Thực hiện phủ quyết lập pháp: Việc hoạch định chính sách là quyền cơ bản mà Quốc hội đã trao cho hành pháp xuất phát từ ưu thế khách quan của ngành này. Tuy nhiên, các hành động chính sách của hành pháp bị ràng buộc bởi quyền phủ quyết của Quốc hội, còn gọi là quyền phủ quyết lập pháp. Theo đó, pháp luật buộc Tổng thống hay các quan chức hành pháp phải hoãn lại một hành động để chờ sự phê chuẩn của một trong hai Viện hoặc các ủy ban của Quốc hội trong

* ThS, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Thanh tra Chính phủ.

1 Roger H. Davison và Walter. J.Oleszek (2002), Quốc hội và các thành viên, Trần Xuân Danh và đồng sự dịch, Nxb Chínhtrị Quốc gia, Hà Nội, tr 514. trị Quốc gia, Hà Nội, tr 514.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)