Nam
Theo Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), thì "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp đồng là một “giao kèo” về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện một hành vi trong xã hội.
Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh cụ thể từng vấn đề liên quan đến hợp đồng. Chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ hệ thống pháp luật về hợp đồng mà tập trung ở một số quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực như thương mại, KDBĐS, bảo hiểm và lao động.
Thứ nhất,hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng thương mại: Hợp đồng thương mại là thỏa thuận của chủ thể hợp đồng nhằm thực hiện một hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lời khác. Hiện nay có hai văn bản chủ yếu điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại là: BLDS và Luật Thương mại năm 2005. Bên cạnh đó, quan hệ hợp đồng thương mại còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải, Luật Hải quan, Luật Trọng tài thương mại...
Các quy định về hợp đồng trong BLDS sẽ được áp dụng với mọi quan hệ hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng trong kinh doanh1. Trong khi đó, Luật Thương mại tập trung quy định những vấn đề chi tiết liên quan đến thực hiện hợp đồng: giao nhận hàng hóa, chuyển rủi ro hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thanh toán, áp dụng chế tài khi có hành vi vi phạm và giải quyết tranh chấp thương mại. Vì vậy, khi tiến hành thực hiện một quan hệ hợp đồng thương mại, các chủ thể hợp đồng không thể tách rời hệ thống các quy định của pháp luật nằm trong hai văn bản pháp luật này. Tuy nhiên, vấn đề
* TS. Văn phòng Bộ Tư pháp ** ThS. Đại học Nội vụ Hà Nội.