Điể ma khoả n1 Điều 21 Luật LS 7Điểm c khoản 2 Điều 21 Luật LS.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 28 - 30)

tố tụng cho khách hàng). Việc không cho phép LSVN trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tham gia hoạt động tố tụng tại Tòa án Việt Nam đã và đang ngăn cản LSVN được phép cung cấp dịch vụ trọn gói và vì thế, có thể ảnh hưởng gián tiếp tới quyền và lợi ích của chính khách hàng. Trong khi đó Luật LS cũng đã gián tiếp ghi nhận một số tình huống tương tự để bảo vệ quyền lợi cho chính khách hàng như quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật LS: “Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng”.

Thứ tư, khuynh hướng nói chung của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là mong muốn nhận được trợ giúp pháp lý, sử dụng dịch vụ trọn gói từ chính các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có cùng quốc tịch. Lý do đơn giản là nhà đầu tư tìm được điểm tương đồng về văn hóa và sự tín nhiệm tại các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài này. Trong khi có thể công việc cụ thể tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài sẽ giao trực tiếp cho LSVN. Vì vậy, việc cho phép LSVN trong tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tham gia tố tụng cho khách hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế của phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài; phần nào tạo tâm lý an tâm đầu tư hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có tác động gián tiếp đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang suy thoái và nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội đầu tư vào các nước khác có môi trường đầu tư hấp dẫn không kém Việt Nam.

Thứ năm, có thể một trong các lý do hiện Việt Nam bảo lưu không cho phép LSVN làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được phép tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam là để “bảo hộ” hoạt động này cho tổ chức hành nghề luật sư trong nước và vì một số

lợi ích công cộng. Tuy nhiên, việc bảo hộ này nếu có, nên chỉ giới hạn không cho tham gia tố tụng đối với luật sư nước ngoài hơn là đối với LSVN hoặc chỉ giới hạn ở vụ án hình sự mang tính chất nhạy cảm hoặc liên quan nhiều đến lợi ích công cộng. Đối với vụ án dân sự kinh tế thuần túy cần cho phép LSVN được tham gia tố tụng cho khách hàng. Thực tế quy định của pháp luật về việc bảo hộ này không hiệu quả vì tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có thể dễ dàng “lách” luật bằng cách để khách hành ủy quyền cho LSVN trong tổ chức hành nghề luật sư của mình nhận ủy quyền trực tiếp từ khách hàng hoặc nhờ LSVN thành lập các tổ chức hành nghề luật sư trong nước ngay tại trụ sở của mình để hợp pháp hóa các vụ việc tố tụng tại Tòa án từ khách hàng.

Báo cáo về kết quả hành nghề của các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam của Bộ Tư pháp trong những năm gần đây đều đánh giá cao chất lượng hành nghề nổi trội của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. LSVN làm việc trong các tổ chức hành nghề này đã và đang có các cơ hội quý báu để học hỏi nghề nghiệp và được cọ sát với các luật sư nước ngoài tầm cỡ quốc tế ngay tại Việt Nam. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ LSVN ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới như quy định trong Quyết định số 1072/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/7/2011 về việc phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Việc cho phép LSVN hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được phép tham gia tố tụng sẽ mang lại cơ hội phát triển toàn diện hơn cho LSVN. Đồng thời, sự mở rộng này còn có ý nghĩa đảm bảo quyền được lựa chọn, gửi gắm của khách hàng vào những LSVN và ở mức độ nhất định có tác động gián tiếp thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chúng ta nên cho phép LSVN hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được trực tiếp tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam ■

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)