Hình thức cam kết bảo lãnh: Về cơ bản, Bộ luật Dân sự (BLDS) và Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (Nghị định 163) chỉ đặt ra yêu cầu duy nhất về hình thức là việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/06/2006 về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng (Quyết định 26) đưa ra hai hình thức thể hiện cam kết bảo lãnh là thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh. Nhìn
chung, dù được thể hiện bằng hình thức văn bản nào đi chăng nữa (hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh, quyết định bảo lãnh, v.v..) thì phải nhìn nhận cam kết bảo lãnh là hợp đồng chứ không phải là một hành vi pháp lý đơn phương vì nó kéo theo sự trao đổi việc chấp thuận giao kết hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh1 - là các bên của quan hệ bảo lãnh. Đây là hợp đồng đơn vụ vì chỉ có bên bảo lãnh là bên có nghĩa vụ2.
Tính chất của bảo lãnh: Chế định bảo lãnh của Việt Nam đặc biệt có lợi cho bên
BÙI ĐỨC GIANG *
Chế định bảo lãnh của Việt Nam-N N
Chế định bảo lãnh của Việt Nam-N N lãnh được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch vay vốn nước ngoài. Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm theo đó bên bão lãnh cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. So với pháp luật của một số nước trên thế giới, quy định về biện pháp bảo đảm này của Việt Nam dường như rất "ưu ái" bên nhận bảo lãnh. Thêm vào đó, vẫn còn nhiều khía cạnh của giao dịch bảo đảm này chưa được điều chỉnh bởi pháp luật hiện hành.
C
* ThS. Công ty Luật Audier and Partners Vietnam LLC (A&P), NCS khoa Luật Đại học Paris 2 Panthéon Assas, Pháp.
1 Thông thường, bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh có các trao đổi, thương lượng nhất định trướckhi các bên đi đến thống nhất về việc bên bảo lãnh đưa ra cam kết bảo lãnh chính thức. khi các bên đi đến thống nhất về việc bên bảo lãnh đưa ra cam kết bảo lãnh chính thức.