Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH cao nhất hiện nay là 30 triệu đồng.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 43 - 44)

không thực hiện quy định này, nhưng về phương diện lập pháp vẫn phải tuyên bố bãi bỏ.

Xóa bỏ chế độ doanh nghiệp cùng chi trả BHXH, BHYT, nhất là đối với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để vừa giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp, vừa bảo vệ tối đa quyền lợi của NLĐ.

Quy định lại mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm theo hướng tiếp cận với mức lương làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân của NLĐ.

Nghiên cứu lại mức đóng của hai bên, nhất là mức đóng vào các quỹ bảo hiểm ngắn hạn để đảm bảo công bằng hơn.

Quy định lại các biện pháp chế tài đủ mạnh, đủ nghiêm khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm của doanh nghiệp để vừa có khả năng phòng ngừa, vừa trừng phạt một cách thỏa đáng đối với các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm.

Về tổ chức thực hiện

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đối với doanh nghiệp, NLĐ và tổ chức đại diện của hai bên về trách nhiệm thực hiện ASXH của doanh nghiệp.

Thắt chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Xử lý một cách nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm nói chung, về TNCDN nói riêng.

*

Trong thời đại ngày nay, ASXH là một trong những trụ cột cấu thành quan trọng nhất của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp… Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công. Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn”7. Với tư cách là chủ thể lớn nhất, người đại diện và thay mặt cho toàn xã hội, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện ASXH, đồng thời mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội vào việc thực hiện chính sách này, mà trong đó, TNCDN trong việc bảo đảm ASXH đối với NLĐ và đối với cộng đồng đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia một cách bền vững ■

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-16-thang-8-2012 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)