Quy tắc vì lợi ích công ty:Pháp luật của Anh có quy định về quy tắc vì lợi ích doanh nghiệp (corporate benefit rules)trong việc đứng ra bảo lãnh (hay rộng hơn là việc tạo ra giao dịch bảo đảm). Trong thực tế, khi cấp tín dụng, ngân hàng thường yêu cầu một biện pháp bảo đảm bổ sung - ngoài biện pháp bảo đảm đối với tài sản của bên đi vay - từ công ty mẹ, công ty con hay công ty liên kết của công ty đi vay. Mục đích của việc ký kết giao dịch bảo đảm bổ sung này là nhằm đề phòng khả năng thiếu hụt tài sản bảo đảm của bên đi vay, qua đó nhằm giảm thiểu rủi ro cấp tín dụng. Tuy nhiên, công ty đứng ra bảo lãnh cần phải chứng minh được việc mình nhận được lợi ích doanh nghiệp từ việc cấp bảo lãnh này. Quy tắc này xuất phát từ bổn phận của giám đốc (người đại diện) đối với công ty là phải làm việc ngay tình (in good faith) và thực hiện những công việc mà anh ta cho là vì lợi ích tốt nhất của công ty. Nếu nhìn qua, có thể khó giải thích được việc một công ty đứng ra bảo lãnh khoản vay cho một công ty khác là vì lợi ích tốt nhất
của mình. Về mặt thương mại, một câu hỏi lớn đặt ra là đâu là các ích lợi và rủi ro của việc cấp một bảo lãnh như thế? Nếu suy luận theo logic thông thường về mặt thương mại, nếu rủi ro càng lớn thì lợi ích mà công ty nhận được từ việc cấp bảo lãnh phải càng lớn. Công ty mẹ có thể giải thích rằng việc đứng ra bảo lãnh chính là việc hỗ trợ một công ty con bởi vì thông thường công ty mẹ sẽ được chia lợi nhuận của công ty con với tư cách là thành viên góp vốn hay cổ đông của công ty con. Về phần mình, công ty con khi bảo lãnh cho công ty mẹ (up-stream guarantee) có thể lập luận rằng sự hỗ trợ từ công ty mẹ (chẳng hạn về mặt tài chính, marketing, phát triển sản phẩm) đưa lại cho mình các lợi ích doanh nghiệp cần thiết. Ngay cả khi công ty cho là không có được các lợi ích cần thiết để đứng ra bảo lãnh thì vẫn có thể bảo lãnh với điều kiện (i) tất cả các cổ đông của công ty phê chuẩn việc bảo lãnh, và (ii) công ty không ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán tại thời điểm cấp bảo lãnh hoặc ngay sau thời điểm cấp bảo lãnh17.
Theo quy định của pháp luật của Pháp, cam kết bảo lãnh của công ty cổ phần không phải là tổ chức tín dụng hoặc tài chính phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám sát của công ty và phải xác định rõ giá trị cam kết bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh18. Nếu không, công ty sẽ không chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tức là cam kết bảo lãnh không có tính chất đối kháng đối với công ty.
Nhìn lại quy định của pháp luật Việt Nam có thể thấy, do công ty mẹ và công ty con hay các công ty liên kết được xem như các pháp nhân độc lập với nhau (khoản 2, Điều 147 Luật Doanh nghiệp) nên về nguyên tắc, có thể đứng ra bảo lãnh cho
16 Giao dịch tương tự này được phép thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 6, Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối và điểm g,khoản 6, Điều 3 Nghị định 160.