Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 52 - 54)

Hình 2.1. Tóm tắt Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1) Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan: Tìm kiếm sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí về nguồn nhân lực, chất

lượng nguồn nhân lực, vai trò của CNTT và chất lượng của nguồn nhân lực CNTT... Các thông tin tìm kiếm thực hiện tại thư viện của KBNN, các website cung cấp các tài liệu, công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu điện tử hoặc tài liệu tại các buổi hội thảo chuyên đề, các bài viết trong các cuốn tạp chí, kỷ yếu...Trên cơ sở các thông tin, số liệu, các bài nghiên cứu thu thập được, tác giả sẽ thực hiện phân tích đánh giá sơ bộ các nghiên cứu đã có, từ đó tìm ra vấn đề, khoảng trống cần nghiên cứu.

2) Xác định mục tiêu nghiên cứu luận văn: Vận dụng cơ sở lý luận và các lý thuyết cùng với kinh nghiệm thực tiễn để phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT của KBNN, cũng như các chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT. Làm rõ nội hàm của công nghệ thông tin, nhân lực làm công tác CNTT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân lực CNTT.

3) Cơ sở lý luận: Nghiên cứu lý thuyết, khái niệm về nhân lực, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cũng như đặc trưng vai trò của nguồn nhân lực. Kết hợp với một số bài học kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức có mô hình tương đồng để hoàn thiện cơ sở lý luận từ lý thuyết đến thực tiễn.

4) Quá trình nghiên cứu luận văn: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như định tính, so sánh mô tả thống kê để phân tích đánh giá thực trạng của phát triển nguồn nhân lực CNTT – KBNN, bao gồm cơ cấu nhân lực, chính sách, quy hoạch, điều kiện làm việc...để đưa ra những thành công, hạn chế và phương hướng cần giải quyết. Vấn đề phân tích đánh giá thực trạng được giải quyết trong chương 3 của luận văn. Các thông tin số liệu về thực trạng của KBNN được thu thập số liệu của các năm từ 2015 đến 2018 để đảm bảo tính thời sự của thực trạng.

5) Kết quả nghiên cứu: Sau quá trình nghiên cứu thực trạng, phân tích thành công và hạn chế, đề ra phương hướng. Các phương hướng và giải pháp này sẽ được thực hiện trong chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)