Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 26)

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực

Tác giả Trần Xuân Cầu (2008) đã có nhận định "Sức lao động là phạm trù chỉ ra khả năng lao động của con người, bao gồm thể lực và trí lực của con người được con người vận dụng trong quá trình lao động. Theo Karl Marx sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lượng thể chất và

tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng khi đem ra sản xuất một giá trị sử dụng nào đó"

Cũng theo Trần Xuân Cầu (2008), khả năng lao động của con người hay sức lao động được thể hiện qua 3 yếu tố (1) khả năng về thể chất (thể lực) là khả năng làm việc tay chân, cơ bắp, cân nặng chiều cao... (2) khả năng về tinh thần (trí lực) là khả năng làm việc trí tuệ, biểu hiện thông qua về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng ... (3) khả năng về tâm lực hay còn gọi là năng lực phẩm chất của con người, biểu hiện qua sự sáng tạo, thái độ làm việc, tính thích ứng công việc...

Khi con người tham gia vào quá trình sản xuất thì con người đó là quá trình con người thực hiện lao động. Như vậy có thể thấy rằng con người thông qua lao động để tác động vào tự nhiên, xã hội để biến đổi chúng thành những giá trị có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của chính con người. Ở đây có hai khái niệm riêng biệt đó là sức lao động và lao động. Sức lao động là nói để khả năng lao động còn lao động là hành động cụ thể đang diễn ra. Như vậy để chuyển đổi sức lao động (khả năng lao động) thành lao động con người phải có những điều kiện nhất định như điều kiện vật chất, con người và xã hội. Nếu thiếu một trong các điều kiện đó thì quá trình lao động không thể thực hiện được.

Nhân lực là sức lực của con người, tồn tại trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển theo sự phát triển của cơ thể con người và khi con người đó đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động gọi là con người có sức lao động.

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó thường được xem xét trên 02 khía cạnh như sau (1) Thứ nhất nguồn lực là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực trong chính nội tại của bản thân con người. (2) Thứ hai nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể của tất cả các

nguồn lực từng cá nhân con người. Nguồn nhân lực này có khả năng phát triển, sáng tạo của cải vật chất tinh thần cho xã hội về chất lượng và số lượng tại một thời điểm.

Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường quan tâm, chú ý đến chất lượng và vai trò của nó trong vấn đề phát triển kinh tế – xã hội. Trong các lý thuyết về tăng trưởng, phát triển kinh tế, con người được coi là một phương tiện quan trọng cho việc đảm bảo tiến độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong một số lý thuyết con người còn được coi là một nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển gọi là vốn nhân lực. Trong các lý thuyết về nguồn nhân lực hiện đại, nguồn nhân lực không chỉ bao hàm về khía cạnh số lượng và còn các yếu tố khác như chất lượng (sức khỏe nhân lực, độ tuổi, giới tính...). Hay khái quát lại, có thể hiểu nguồn nhân lực là một phạm trù dùng đề chỉ sức mạnh tiềm ẩn của nhóm, tổ chức, dân cư, có khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hột ở hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng của nguồn lực đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu số lượng người của nhóm, tổ chức, dân cư, đặc biệt là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất kinh tế xã hội.

Bên cạnh khái niệm nguồn nhân lực còn có khái niệm về Vốn nhân lực. Theo lý thuyết cổ điển của Adam Smith (1723–1790), một nhà kinh tế học trong thế kỷ 18 đã nói “Sự tích lũy những tài năng trong quá trình học tập, nghiên cứu hoặc học việc thường đòi hỏi chi phí. Đó là tư bản cố định đã kết tinh trong con người. Những tài năng đó tạo thành một phần tài sản của anh ta và của xã hội". Ngày nay lý thuyết hiện đại đã được khái niệm và mô hình hóa sử dụng vốn nhân lực làm nhân tố chính bởi Gary Becker, một nhà kinh tế từ Đại học Chicago và là người đoạt giải Nobel về kinh tế năm 2018 cùng với Paul Romer, người sáng lập phương pháp tiếp cận theo hướng đổi

mới hiện đại để hiểu về tăng trưởng kinh tế. Từ các lý thuyết cổ điển đến hiện đại đều nhấn mạnh rằng vốn nhân lực là tập hợp kiến thức, khả năng, kỹ năng mà con người tích lũy được. Vì vậy để đạt được vốn nhân lực thì con người từ cá nhân đến xã hội phải đầu tư và từ đó nó quay trở lại giúp cho con người sống và lao động phát triển, góp phần làm giàu cho xã hội và đó chính là giá trị của sức lao động

1.2.1.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) là một thuật ngữ kỹ thuật chỉ ngành nghề trong đó có sử dụng hệ thống máy tính, các thiết bị phụ trợ cùng hệ thống phần mềm để thực hiện xử lý và khai thác thông tin.

Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin đã được định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ký ngày 04/08/1993 như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". Các ngành nghề công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam khá rộng, từ các kỹ sư thuần túy làm về thiết bị máy tính, viễn thông còn có các chuyên gia lập trình, phát triển phần mềm, chuyên gia về quản trị hệ thống ứng dụng, quản trị hệ thống mạng, quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu và an toàn bảo mật...

Về khái niệm nhân lực công nghệ thông tin, có nhiều khái niệm nhưng tựu chung lại có một số khái niệm cơ bản như: Trên thế giới thì nhân lực công nghệ thông tin là những người làm các công việc về nghiên cứu, phát triển, hỗ trợ, quản lý, thiết kế hệ thống công nghệ thông tin áp dụng công nghệ về máy tính (bao gồm phần mềm và phần cứng thiết bị máy tính). Còn tại Việt Nam, khái niệm nhân lực công nghệ thông tin đã được cụ thể hóa tại Quyết định số: 05/2007/QĐ–BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày

26/10/2007 về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020” như sau: “Nhân lực công nghệ thông tin là nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin; nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin; nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin”.

Trong giới hạn của đề tài, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng mà cụ thể là nhân lực công nghệ thông tin của hệ thống Kho bạc Nhà nước, trải dài từ hệ thống KBNN TW đến các KBNN tỉnh, thành phố.

1.2.2. Nội dung, vai trò, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

1.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển là một phạm trù triết học chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển không chỉ là sự tăng lên, giảm đi về lượng mà còn là sự nhảy vọt về chất. Vì vậy gắn với nguồn nhân lực thì phát triển nguồn nhân lực theo quan điểm của Liên hiệp quốc là giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng của con người nhằm phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu xét dưới góc độ giá trị của con người thì có quan điểm cho rằng phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người. Giá trị đó bao gồm vật chất và tinh thần, trí tuệ lẫn tâm hồn, kỹ năng nghề nghiệp...làm cho con người lao động đó có giá trị cao hơn gấp nhiều lần để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Nếu xét dưới góc độ năng lực thì có quan điểm phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng

thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy có thể tóm tắt lại phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế – xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Nội hàm của phát triển nguồn nhân lực chính là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội của nguồn nhân lực một quốc gia.

1.2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Quyết định số: 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” đã nêu rõ: nhân lực CNTT được hiểu là nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi người dân sử dụng, ứng dụng CNTT) nhằm đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT điện tử, viễn thông, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chính là đẩy mạnh, chuyển đổi cả về chất lượng và số lượng của các nguồn nhân lực trên để từ đó xây dựng một nền kinh tế tri thức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc đẩy mạnh, chuyển đổi chất và lương của nguồn nhân lực công nghệ thông tin được thể hiện qua công tác giáo dục,

đào tạo; nguồn vốn đầu tư phát triển cho nhân lực công nghệ thông tin; công tác dự báo nguồn nhân lực; xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

1.2.2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

a. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thông qua giáo dục, đào tạo

Giáo dục và đào tạo được coi như là những ưu tiên hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực công nghệ thông tin nói riêng. Điều đó đã được thể hiện qua các văn bản của Nhà nước như Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về “phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020” hay Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Trong nội dung các quyết định này quan điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đã nêu rõ “Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong các mục tiêu cụ thể của quyết định thì công tác giáo dục đào tạo cũng được nêu nhiều lần rất cụ thể như: Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, các trường đại học phải đạt trình độ chất lượng trong các nước khu vực và khoảng 30% sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc

tế. Ngoài ra các sinh viên các trường không thuộc ngành nghề CNTT, các cấp học sinh từ tiểu học đến trung học cơ sở phải được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT, về tin học. Nói đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT, không thể không đề cập đến đội ngũ giáo viên, giảng viên tham gia công tác giảng dạy. Phải tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng và tăng nhanh về số lượng. Ở các trường đại học, cao đẳng bảo đảm đạt tỷ lệ trung bình 15 – 20 sinh viên/giảng viên trong đào tạo CNTT; 70% số giảng viên CNTT ở đại học và trên 50% giảng viên CNTT ở cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; tăng nhanh số giảng viên có trình độ tiến sĩ; đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên có máy tính riêng để dùng. Ở các cấp học thấp hơn, thực hiện tăng cường bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. 65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng; Trong các tổ chức, cơ quan nhà nước cũng phải được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng máy tính, hệ thống ứng dụng CNTT. Các cán bộ chuyên trách về CNTT trong các tổ chức cơ quan nhà nước phải có trình độ CNTT đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

b. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Bên cạnh công tác đào tạo giáo dục thì nhà nước đã ưu tiên đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực CNTT, điện tử và viễn thông thông qua các chương trình, dự án của Kế hoạch tổng thể này và thông qua các kế hoạch, đề án đào tạo khác. Ngân sách nhà nước hàng năm chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học

và công nghệ để triển khai các nghiên cứu và triển khai ứng dụng về CNTT cũng như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu, học liệu và mạng phục vụ đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)