Cơ cấu nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 63 - 71)

Việt Nam

3.2.2.1. Quy mô, số lượng nguồn nhân lực

Đến thời điểm cuối năm 2018, công chức làm công tác, chuyên môn nghiệp vụ về CNTT trong hệ thống KBNN có tổng số 538 người, chiếm khoảng 3,7% tổng số công chức, viên chức trên toàn hệ thống KBNN. Trong đó, tại Cục CNTT, là đơn vị quản lý, dẫn đầu về chuyên môn nghiệp vụ CNTT số lượng cán bộ là 97 người. Số cán bộ này được phân bổ trong 07 phòng chuyên môn, chuyên trách bao gồm một số lượng nhỏ 15 người ở các phòng Hành chính – Kế toán, Phòng Quản lý dự án công nghệ thông tin và số lượng lớn 78 người còn lại là các phòng chuyên môn nghiệp vụ, công tác kỹ thuật. Theo tổ chức bộ máy, KBNN có 63 KBNN tỉnh, thành phố.Tại KBNN tỉnh, thành phố tổ chức bộ máy CNTT là các Phòng Tin học, mỗi phòng tin học trung bình khoảng 7 cán bộ chuyên trách, thực hiện các nhiệm vụ quản lý hạ tầng CNTT tại KBNN tỉnh cũng như triển khai các bài toán ứng dụng nghiệp vụ sử dụng CNTT. Tại KBNN huyện không có cán bộ chuyên trách về CNTT mà chỉ là cán bộ kiêm nhiệm do các chức năng quản trị, quản lý hệ thống CNTT đã tập trung ở mức KBNN tỉnh. Các cán bộ kiêm nhiệm ở KBNN huyện chủ yếu thực hiện các công việc đơn giản như hỗ trợ xử lý máy tính, hỗ trợ đường truyền từ KBNN huyện lên tỉnh.

Bảng 3.2. Bảng cơ cấu quy mô, số lượng nhân lực CNTT giai đoạn 2010 – 2018 Năm 2012 (1) Năm 2014 (2) Năm 2016 (3) Năm 2018 (4) Chênh lệch (2)/(1) Chênh lệch (3)/(2) Chênh lệch (4)/(3) Số cán bộ Tỷ lệ (%) Số cán bộ Tỷ lệ (%) Số cán bộ Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ 410 508 547 538 98 23.9 39 7.7 -9 -1.6 Cục CNTT 73 82 90 97 9 12.3 8 9.8 7 7.8 KBNN tỉnh 337 426 457 441 89 26.4 31 7.3 -16 -3.5 (Nguồn Vụ Tổ chức cán bộ - KBNN)

Qua số liệu thống kê ở Bảng cơ cấu quy mô, số lượng nhân lực CNTT giai đoạn 2012 đến 2018 có thể thấy nổi bật sự tăng giảm về số lượng nhân lực cả ở Cục CNTT và tin học KBNN tỉnh, chủ yếu do một số các nguyên nhân cơ bản như sau:

Giai đoạn từ 2012 đến 2014 số lượng nhân sự tại Cục CNTT tăng 9 người, tỷ lệ là 12.3%. Nhân sự CNTT tại KBNN tỉnh, thành phố tăng 89 người, đạt tỷ lệ 26.4%. Giai đoạn này nhân sự CNTT tại KBNN tỉnh thành phố có sự tăng trưởng tương đối do nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT tăng cao, KBNN cần nhiều nguồn lực để triển khai các bài toán, các quy trình nghiệp vụ tại KBNN tỉnh.

Giai đoạn từ 2014 đến 2016 số lượng nhân sự tại Cục CNTT tăng 8 người, tỷ lệ 9.8%, trong khi đó nhân sự CNTT tại KBNN tỉnh tăng 31 người,

tỷ lệ giảm so với giai đoạn trước còn 7.3%. Nguyên nhân do tại KBNN tỉnh số lượng nhân sự CNTT đã gần đạt chỉ tiêu, tại Cục CNTT tuy chỉ tuyển được 8 nhân sự so với giai đoạn trước là 9 nhân sự nhưng cũng được coi là ổn định, đi ngang.

Giai đoạn từ 2016 đến 2018 có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, cụ thể tại KBNN tỉnh, thành phố nhân sự CNTT giảm 16 người, còn lại 441 người. Tại Cục CNTT nhân sự tăng thêm 7 người đạt tỷ lệ 7.8%. Nguyên nhân cơ bản của thay đổi cơ cấu nhân sự CNTT tại KBNN tỉnh chủ yếu do sự thay đổi về mô hình các bài toán nghiệp vụ trên hạ tầng CNTT. Các bài toán nghiệp vụ trước đây triển khai phân tán đến KBNN tỉnh, thành phố thì từ giai đoạn 2017-2018 đã chuyển dịch mô hình tập trung về KBNN TW. Do đó số lượng cán bộ làm công tác quản trị hệ thống CNTT tại KBNN tỉnh được điều chuyển để làm các nhiệm vụ chuyên môn khác hoặc chuyển sang các cơ quan tổ chức bên ngoài. Mô hình tập trung hệ thống CNTT về KBNN TW làm tăng gánh nặng quản lý, quản trị hệ thống lên vai cán bộ Cục CNTT, tuy nhiên do nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách trong tuyển dụng dẫn đến số nhân sự tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng năm sau lại giảm hơn năm trước. Do vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT của KBNN, mà trước mắt là Cục CNTT là cấp bách để đảm bảo yêu cầu phát triển ổn định của hệ thống KBNN.

3.2.2.2. Cơ cấu theo chuyên môn nghiệp vụ CNTT

Khi nói đến chuyên môn nghiệp vụ CNTT thì đa số đều hình dung đó là những công việc “liên quan đến máy tính” mà chưa có một cái nhìn sâu, cụ thể chi tiết từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể về CNTT. Trong thực tế tại KBNN nghiệp vụ CNTT được chia thành nhiều mảng, nhiều lĩnh vực như phát triển phần mềm, có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế xây dựng các bài toán nghiệp vụ. Hoặc chuyên môn quản trị hệ thống, trong đó có quản trị hệ thống

máy chủ, CSDL hoặc thiết bị mạng, thiết bị an toàn bảo mật...Cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ cụ thể như bảng sau:

Bảng 3.3. Bảng cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ và nhân lực CNTT

Chuyên môn

Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Phát triển phần mềm 15 2.4 12 2.4 14 2.6 18 3.3 Quản trị hệ thống máy chủ 146 35.6 173 34.1 184 33.6 179 33.3 Quản trị hệ thống mạng 139 33.9 165 32.5 176 32.2 176 32.7 Quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu 110 26.8 46 28.7 152 27.8 140 26.0 Quản lý an ninh thông tin 0 0 0 0 6 1.1 6 1.1 Các chuyên môn khác có liên quan 5 1.2 12 2.4 5 2.7 19 3.5 Tổng số 410 100% 508 100% 547 100% 538 100% (Nguồn Cục CNTT - KBNN)

Trong bảng cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ và nhân lực CNTT, có thể thấy nổi bật số lượng nhân lực CNTT của KBNN tập trung phần lớn ở công tác quản trị, bao gồm quản trị hệ thống máy chủ, quản trị hệ thống mạng và quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu, chiếm tỷ lệ lần lượt đến năm 2018 là 33.3%, 32,7%, 26%, trong khi đó nhân sự phát triển phần mềm chỉ chiếm số lượng nhỏ là 3.3%. Nguyên nhân hiện nay ở KBNN các bài toán nghiệp vụ đa số sử dụng các phần mềm đóng gói của các hãng lớn như Oracle hoặc thuê các

doanh nghiệp chuyên về CNTT thiết kế và xây dựng. Nếu KBNN tự thiết kế xây dựng sẽ tốn rất nhiều nguồn lực phát triển phần mềm và hiệu quả sẽ không được như các doanh nghiệp chuyên lập trình bên ngoài, vì vậy các cán bộ làm công tác phát triển phần mềm số lượng nhỏ và chủ yếu làm công tác quản lý, tiếp nhận các hệ thống ứng dụng hoặc chủ động phát triển các phần mềm nhỏ. Về cán bộ làm công tác quản lý an ninh thông tin, trước đây vai trò an ninh thông tin chưa được đẩy mạnh, công tác an ninh thông tin được ẩn bên trong công tác quản trị hệ thống mạng. Trước xu thế các năm gần đây vấn đề an ninh thông tin được nâng cao, Cục CNTT đã tổ chức lập phòng chuyên trách về quản lý an ninh thông tin từ năm 2016, đến nay số lượng cán bộ làm công tác này vẫn ổn định ở mức 6 người quản lý chung cho toàn hệ thống, chiếm tỷ lệ 1.1% trên tổng số cán bộ làm công tác CNTT trên toàn ngành.

Bảng 3.4. Biểu đồ cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ và nhân lực CNTT

(Nguồn Cục CNTT - KBNN) 3.2.2.3. Cơ cấu theo độ tuổi

Công nghệ thông tin là một ngành nghề đặc thù, thông tin luôn cập nhật thay đổi từng ngày đòi hỏi nhân sự làm công tác CNTT phải liên tục bổ sung những kiến thức, công nghệ mới. Vì vậy đây là một ngành có độ tuổi tương

đối trẻ và KBNN cũng không nằm ngoài yếu tố đó. Tại KBNN thì nhân sự trẻ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 32%, nhân sự có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỷ lệ lớn là 37%, nhân sự có độ tuổi từ 40 đến 50 là 21%, nhân sự từ 50 đến 55 chiếm 7% và nhân sự từ 55 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ 3%. Từ biểu đồ thống kê cho thấy nhân sự làm CNTT tại KBNN tuổi đời khá trẻ, tuy nhiên độ tuổi từ 30-40 chiếm tỷ lệ lớn nhất và đây có thể nói là độ tuổi sung sức và có đủ kinh nghiệm để thực hiện các công việc được giao.

Bảng 3.5. Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi nhân lực CNTT

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, KBNN) 3.2.2.4. Cơ cấu theo giới tính

Năm 2012 tỷ lệ nam chiếm 85.4%, tỷ lệ nữ chiếm 14.6%. Qua các năm từ 2012 đến 2018 thì tỷ lệ chênh lệch có giảm nhưng vẫn rất cao. Nguyên nhân do đặc thù công việc CNTT thường có sức hút với nam nhiều hơn nữ. Bên cạnh đó công việc CNTT thường nặng nhọc vất vả, phải đi triển khai các ứng dụng ở các tỉnh khác, cán bộ quản trị thường phải trực đêm dẫn đến nữ giới thường bị hạn chế hơn so với nam.

Bảng 3.6. Bảng Cơ cấu nhân lực CNTT theo giới tính Năm Tổng số cán bộ CNTT (người) Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2012 410 350 85.4 60 14.6 2014 508 432 85.0 76 15.0 2016 547 445 81.4 102 18.6 2018 538 421 78.3 117 21.7 (Nguồn Cục CNTT - KBNN) 3.2.2.5. Cơ cấu theo trình độ

Cơ cấu theo trình độ đào tạo

Năm 2012, trên tổng số 410 cán bộ làm công tác CNTT thì có 20 cán bộ có bằng cấp, trình độ đào tạo trên Đại học, chiếm tỷ lệ 4.9%. Số lượng lớn còn lại tập trung tại trình độ đào đạo bậc Đại học (352 cán bộ chiếm tỷ lệ 85.9%), một số lượng còn lại 38 cán bộ được đạo đào tạo bậc trung, sơ cấp chiếm tỷ lệ 9.3%. Tuy nhiên đến năm 2018 thì đã có sự thay đổi lớn về cơ cấu trình đạo đào tạo của cán bộ. Cụ thể bậc đào tạo trên Đại học đã tăng lên 102 cán bộ chiếm tỷ lệ 19% (đặc biệt tại Cục CNTT với tổng số 97 cán bộ thì số lượng cán bộ được đào tạo trên đại học là 60 cán bộ chiếm tỷ lệ 61). Tỷ lệ cán bộ đào tạo bậc Đại học và trung sơ cấp có giảm hơn so với các năm trước, phần lớn nguyên nhân do tuyển dụng đầu vào giảm nên tỷ lệ cũng giảm theo.

Bảng 3.7. Bảng Cơ cấu trình độ đào tạo

Năm Tổng số cán bộ

CNTT (người)

Trên Đại học Đại học Trung cấp, sơ

cấp Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2012 410 410 20 4.9 352 38 9.3 2014 508 63 12.4 402 79.1 43 8.5 2016 547 85 15.5 410 75.0 52 9.5 2018 538 102 19.0 395 73.4 41 7.6 (Nguồn Vụ Tổ chức cán bộ - KBNN) Cơ cấu theo trình độ ngoại ngữ

Theo xu thế hiện nay ngoại ngữ nói riêng và tiếng Anh nói chung là ngôn ngữ chuẩn để giao tiếp trên thế giới. Công nghệ thông tin là ngành phát triển nhanh chóng vì vậy để hội nhập và học tập kinh nghiệm của nước ngoài đòi hỏi các cán bộ phải có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp và trao đổi công việc. Theo quy định chung hiện nay KBNN yêu cầu cán bộ phải biết ít nhất 01 ngoại ngữ, do đặc thù công việc nên số cán bộ làm công tác CNTT đã chủ động học tập ngoại ngữ để đáp ứng các yêu cầu đề ra. Tại Cục CNTT trình độ ngoại ngữ của cán bộ đạt 100% tiếng Anh tương đương chuẩn B, tại các KBNN tỉnh cán bộ tin học đạt trình độ ngoại ngữ khoảng 80% trở lên. Tuy nhiên con số này chỉ đánh giá trên bằng cấp chứng chỉ, trên thực tế con số cán bộ có trình độ tiếng Anh đủ để đọc tài liệu, nếu yêu cầu cao hơn giao tiếp làm việc với chuyên gia nước ngoài thì còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)