Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 71 - 83)

bạc Nhà nước Việt Nam

3.2.3.1. Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực

KBNN là một cơ quan quản lý nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính, vì vậy các cơ chế tuyển dụng nhân sự đều phải tuân thủ các quy định chung của Nhà nước. Việc thu hút tuyển dụng nguồn nhân lực CNTT của KBNN chưa có cơ chế chính sách đặc thù mà chủ yếu tuyển dụng qua các kỳ thi tuyển, theo các chỉ tiêu đã đề ra. Từ năm 2013 trở về trước vấn đề tuyển dụng nhân sự CNTT thực hiện chung chung, chưa phân định rõ từng chuyên môn nghiệp vụ cụ thể, phù hợp cho từng ứng viên. Tuy nhiên kể từ năm 2013 trở lại đây vấn đề tuyển dụng đã có sự phân định rõ theo từng vị trí chuyên môn cụ thể của từng lĩnh vực. Việc xác định tuyển dụng cán bộ CNTT vào vị trí, lĩnh vực cụ thể như phần mềm, phần cứng, quản trị…đã được thông báo rõ cho từng ứng viên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cả bên tuyển dụng và bên ứng tuyển, hiểu được công việc, vị trí việc làm. Tuy nhiên một số lĩnh vực hẹp, yêu cầu điều kiện khắt khe và cung thị trường lao động thấp như vị trí quản trị hệ thống CSDL, quản lý an ninh thông tin có lực lượng ứng viên có số lượng hạn chế dẫn đến khó khăn khi tuyển dụng vào những vị trí này. Trên thực tế có những năm không tuyển dụng được cán bộ ở các vị trí trên mặc dù nhu cầu của KBNN rất cao, dẫn đến KBNN phải tuyển dụng cả những ứng viên chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này, sau khi tuyển dụng sẽ thực hiện đào tạo để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn công việc đề ra. Trong các năm gần đây từ 2016 đến 2018, tại các KBNN tỉnh tuyển dụng được 35 cán bộ nhưng một số cán bộ cũ nghỉ hưu và điều chuyển sang các bộ phận khác nên thực tế số tuyển dụng vẫn chưa đáp ứng được. Tại Cục CNTT từ năm 2016 đến 2018 tuyển dụng được 7 cán bộ, trong đó có một số cán bộ đã từng ở vị trí công ty ngoài tham gia triển khai hệ thống sau đó tình nguyện xin chuyển vào biên chế của

Cục CNTT. Các cán bộ này có trình độ, kinh nghiệm và đã từng triển khai hệ thống cho KBNN nên nhanh chóng nắm bắt, thích nghi với công việc trên vai trò mới. Đó chỉ là những điểm sáng lẻ loi bên cạnh bức tranh tổng thể vấn đề tuyển dụng còn nhiều gò bó, hạn chế. Các chính sách thu hút nguồn nhân lực như môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ chưa tạo được bước đột phá để thu hút đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ cao cho KBNN Việt Nam.

Quá trình tuyển dụng tại KBNN căn cứ vào nhu cầu và lập kế hoạch hàng năm để trình lên Bộ Tài chính. Sau đó quy trình tuyển dụng phải thực hiện theo quy định toàn ngành như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự

Hàng năm, Cục CNTT căn cứ vào nhu cầu sử dụng công chức làm CNTT trong toàn đơn vị để xây dựng kế hoạch tuyển dụng về số lượng và vị trí cần tuyển, tổng hợp đề xuất nhu cầu nhân lực CNTT của từng đơn vị. Sau đó, gửi Vụ Tổ chức cán bộ xem xét nhu cầu, đối chiếu với chỉ tiêu biên chế được duyệt, tổng hợp, trình lãnh đạo Kho bạc ban hành kế hoạch tuyển dụng.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng nhân sự

Sau khi có thông báo bổ sung nhân sự, KBNN tiến hành ra thông báo tuyển dụng nhân sự công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang cổng thông tin điện tử của Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước về số lượng cần tuyển, yêu cầu về tiêu chuẩn từng vị trí cần tuyển, hồ sơ dự tuyển, trình độ, thời hạn, địa điểm nhận hồ sơ…

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng

Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển trong 05 ngày và sau 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng. Vụ Tổ chức cán bộ sẽ tiến hành việc thu nhận hồ sơ, đăng ký tuyển dụng theo các tiêu chuẩn, điều kiện trong Đề án tuyển dụng đã được phê duyệt.

Bước 4: Tổ chức thi tuyển

Thí sinh đăng ký dự tuyển vào chuyên viên CNTT phải tham dự 03 môn thi sau: (1) Môn kiến thức chung: Kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính; Luật cán bộ, công chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN; (2) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: Kiến thức chung về công nghệ thông tin, hệ điều hành; lập trình; cơ sở dữ liệu; quản trị mạng và truyền thông; (3) Môn ngoại ngữ. Kết quả được quyết định theo nguyên tắc lấy từ điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu. Điểm thi và kết quả tuyển dụng được thông báo công khai.

Bước 5: Tuyển dụng

Thí sinh trúng tuyển sẽ được Tổng Giám đốc KBNN ra quyết định về việc tuyển dụng và phải trải qua 01 năm tập sự. Trong thời gian tập sự công chức mới tuyển dụng được hướng dẫn và đánh giá quá trình nghiên cứu và làm việc tại vị trí được tuyển dụng, sau 01 năm tập sự những công chức nào được đánh giá tốt sẽ có quyết định làm việc chính thức.

Với quy trình tuyển dụng trên, công việc tuyển dụng trở nên minh bạch, rõ ràng và khách quan, tuy nhiên điều này chỉ phần nào phù hợp với yêu cầu tuyển dụng nhân sự nói chung. Trong lĩnh vực CNTT có nhiều đặc thù, các công ty bên ngoài có sức hút về lương thưởng lớn cũng như các ưu đãi khác nên việc tuyển dụng với quy trình chặt chẽ có phần cứng nhắc như trên sẽ không tạo điều kiện thuận lợi để tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào biên chế KBNN. KBNN chỉ có thể tuyển dụng với các ứng viên trẻ là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế vào các vị trí sau đó thực hiện đào tạo nâng cao hoặc chấp nhận làm những công việc đơn giản để tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó các yêu cầu khá khắt khe như tốt nghiệp loại khá, thời gian tuyển dụng, ra thông báo kéo dài dẫn đến các ứng viên khi được thông báo trúng tuyển, đi làm thì đã có công việc ở chỗ khác.

Bảng 3.8. Tuyển dụng cán bộ tại Cục CNTT năm 2015 – 2018

2015 2016 2017 2018

Chỉ tiêu tuyển dụng 8 10 5 7

Số lượng thí sinh dự thi 30 35 37 42

Số lượng thí sinh trúng tuyển 3 4 5 2

Số thí sinh không đạt môn kiến thức quản lý nhà nước

lý nhà nước

15 16 14 19

Số thí sinh không đạt môn tiếng anh 7 10 12 6 Số thí sinh không đạt môn chuyên ngành 5 5 11 15

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - KBNN)

Trong những năm gần đây số lượng chỉ tiêu tuyển dụng tại Cục CNTT số lượng ít, các ứng viên đông hơn chỉ tiêu nhiều lần nhưng vấn đề tuyển dụng luôn gặp khó khăn, không đủ chỉ tiêu. Đơn cử năm 2018 chỉ tiêu tuyển dụng là 7 người, số ứng viên là 42 người. Với con số thống kê trên thì tỷ lệ là “1 chọi 6” nhưng trên thực tế con số nhân sự tuyển dụng được chỉ là 2 người. Số ứng viên còn lại đều không đạt các môn thi kiến thức chuyên ngành, tiếng anh và kiến thức về quản lý nhà nước. Một phần bên cạnh đó là do đề thi tuyển còn mang nhiều tính học thuật dẫn đến các ứng viên đã đi làm nhiều nơi, ra trường lâu năm không đáp ứng được, chỉ tuyển dụng được các em sinh viên mới ra trường. Do vậy việc tuyển dụng trên thực tế mới chỉ gọi là đáp ứng phần nào về số lượng, vấn đề cơ bản là chất lượng hầu như chưa thể hiện được, không thực sự thu hút các ứng viên có năng lực thực sự vào các vị trí tuyển dụng.

3.2.3.2. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Đào tạo là một trong những nội dung quan trọng để phát triển nguồn nhân lực mà KBNN đang hướng tới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế và sự phát triển không ngừng của cách mạng khoa học, cách mạng công nghiệp 4.0 như ngày nay. Nhận thức được các vấn đề trên, KBNN đã và

đang đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ nhân lực nói chung và nhân lực CNTT nói riêng để có thể phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao cả về ý thức tổ chức công việc, trình độ, kỹ năng chuyên môn. Để đảm bảo các yêu cầu đó, các nội dung đào tạo mà KBNN triển khai bao gồm: Đào tạo nhận thức về an toàn thông tin; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; quản lý nhà nước; đào tạo lập và quản lý dự án CNTT; đào tạo kỹ năng mềm, các kỹ năng phục vụ nâng cao chất lượng công việc. Quy trình các bước để thực hiện công tác đào tạo bao gồm:

Lập kế hoạch đào tạo: Đây là bước xác định nhu cầu đào tạo, bao gồm chuyên môn, lĩnh vực cần đào tạo, thời gian và số lượng cán bộ đào tạo. Kế hoạch đào tạo sau đó tổng hợp gửi Trường nghiệp vụ KBNN (là đơn vị quản lý về các vấn đề đào tạo trong ngành) và trình lên lãnh đạo phê duyệt.

Lập danh sách đối tượng đào tạo: Các chỉ tiêu phân bổ đi học tập trong và ngoài nước đều được thông báo công khai đến từng đơn vị. Trên cơ sở đề nghị của cá nhân và đơn vị, lãnh đạo Cục CNTT rà soát các điều kiện, tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ đủ điều kiện và phù hợp với yêu cầu đào tạo để cử đi học. Khi lựa chọn nhân sự đi đào tạo thì căn cứ vào thực tế công việc; nhu cầu; nguyện vọng và động lực của nhân sự.

Tổ chức đào tạo: Tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau tùy vào nội dung quy mô đào tạo. Một số lớp chuyên ngành, đòi hỏi giảng viên, môi trường đào tạo phức tạp thì Trường nghiệp vụ KBNN sẽ tổ chức đấu thầu thuê các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp bên ngoài. Một số lớp chuyên về nghiệp vụ của ngành sẽ được Trường Nghiệp vụ KBNN trực tiếp tổ chức đào tạo. Ngoài ra có một số lớp đào tạo được Bộ Tài chính tổ chức, KBNN sẽ cử cán bộ tham dự đào tạo các lớp này.

Bảng 3.9. Nội dung đào tạo tại Cục CNTT năm 2015 – 2018

Nội dung đào tạo Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Đào tạo nghiệp vụ nâng cao chuyên ngành

CNTT 120 135 152 163

Tập huấn nâng cao nhận thức An toàn thông

tin 432 520 424 437

Đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức 144 156 158 176 Đào tạo lý luận chính trị trung cấp 0 56 89 136 Đào tạo chứng chỉ lập và quản lý dự án

CNTT 23 30 21 24

Đào tạo kỹ năng mềm 14 21 15 12

Tổng số (người) 733 918 859 948

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, KBNN)

Từ năm 2015 đến năm 2018, qua thống kê bảng trên cho thấy công tác đào tạo cán bộ tại KBNN rất phong phú cả về nội dung và số lượng đào tạo. Từ những nội dung đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu về CNTT đến các lớp phổ cập, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho các cán bộ đang làm việc tại KBNN. Qua các năm số lượng đào tạo ngày càng tăng về số lượng, qua đó cũng nói lên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong ngành.

Ngoài các các lớp đào tạo theo nhu cầu kế hoạch hàng năm, số lớp đào tạo chuyển giao công nghệ theo gói thầu hay của Bộ Tài chính tổ chức cũng diễn ra tương đối nhiều. Điều này khiến cho việc sắp xếp, cử cán bộ đi đào tạo gặp rất nhiều khó khăn, có những cán bộ phải tham gia rất nhiều lớp trong cùng một thời điểm, có những lớp thiếu chỉ tiêu số lượng phải cử cán bộ không đúng với vị trí công việc tham gia. Nhiều nhóm vị trí làm việc có số cán bộ tham gia đào tạo quá đông cùng một lúc, không có người hỗ trợ xử lý

công việc ở cơ quan. Cán bộ tham gia đào tạo vừa phải đi học, vừa tranh thủ về cơ quan xử lý công việc khiến cho hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo không mang lại hiệu quả thực tế. Tuy nhiên nhìn chung đội ngũ cán bộ CNTT sau khi đào tạo có kỹ năng và trình độ chuyên môn xử lý công việc tốt hơn so với trước khi chưa được đào tạo, thể hiện ở chỗ luôn luôn hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn.

3.2.3.3. Quy hoạch nguồn nhân lực

Về công tác bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ

Công tác bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình quy hoạch nguồn nhân lực. Công tác bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ tạo nên sự chủ động của nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa tạo nên lớp cán bộ kế thừa, chuyển tiếp được trau dồi đào tạo các kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về mặt quản lý nhà nước. Bên cạnh đó công tác quy hoạch và bổ nhiệm còn tạo sự minh bạch rõ ràng trong công tác luân chuyển điều động cán bộ lãnh đạo quản lý, tạo nên sự đồng thuận cao, đoàn kết nội bộ và ổn định phát triển của tổ chức. Quy hoạch cán bộ là cơ sở, căn cứ cho việc đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được những cán bộ thực sự có đức, có tài để đưa vào nguồn kế cận, dự bị; từng bước giao nhiệm vụ, thử thách, rèn luyện, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thông qua trường lớp và qua thực tiễn nhằm tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Bảng 3.10. Quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ tại Cục CNTT năm 2015 – 2018

Nội dung 2015 2016 2017 2018

Số cán bộ được quy hoạch các vị trí 25 27 27 29

Số cán bộ được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp phòng trở lên

04 0 0 0

Số cán bộ được bổ nhiệm lại vị trí lãnh đạo cấp phòng trở lên

0 3 4 2

(Nguồn: Cục CNTT, KBNN)

Công tác quản lý cán bộ CNTT tại KBNN được thực hiện theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn của KBNN. Vụ Tổ chức cán bộ đã phối hợp với Cục CNTT, lãnh đạo các đơn vị, cá nhân, tổ chức thực hiện và được lãnh đạo phê duyệt. Việc bố trí nhân lực cần phải căn cứ vào năng lực của công chức. Muốn thế cần phải đánh giá xem với năng lực và phẩm chất đó có phù hợp với công việc mà tổ chức cần giao hay không. Việc bố trí, sử dụng công chức sau khi thi tuyển được thực hiện công khai, căn cứ vào nhu cầu, vị trí công việc, định biên lao động đã giao cho các đơn vị và dựa trên cơ sở được bàn bạc thống nhất trong tập thể Ban lãnh đạo.

Việc sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực CNTT một cách khoa học không những làm cho công chức thoả mãn, phát huy khả năng và tính sáng tạo của họ mà nó còn làm cho quá trình hoạt động của tổ chức diễn ra trôi chảy, mang lại lợi ích lớn lao cho KBNN.

Về kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ

Luân chuyển lãnh đạo và quản lý là một chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đơn vị. Việc luân chuyển chính là tạo môi

trường thuận lợi cho cán bộ phát huy tài năng, đồng thời là sự tiếp sức, tạo thêm nguồn nhân lực CNTT cho toàn ngành. Tuy nhiên, việc luân chuyển tại các đơn vị chưa dựa trên đánh giá và quy hoạch, việc luân chuyển nhìn chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)