Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT của Tổng Cục Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 40 - 42)

Trong bài báo cáo về ngành thuế (2018) tại hội thảo triển lãm Vietnam Finance năm 2018, lãnh đạo ngành Thuế đã có phát biểu về tầm quan trọng của CNTT cũng như việc phát triển nguồn nhân lực CNTT của ngành. Đối với ngành thuế, CNTT có vai trò hỗ trợ cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế đáp ứng tình hình gia tăng số lượng người nộp thuế (NNT). Hiện nay CNTT đang phát huy thế mạnh ở giai đoạn xử lý tự động trong quản lý thuế với việc nhận dữ liệu từ hệ thống ứng dụng CNTT của Người nộp thuế qua các hình thức giao dịch điện tử và từng bước tự động hóa việc trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan Thuế với nhau và giữa cơ quan Thuế với các cơ quan tài chính khác như Kho bạc, Hải quan, Ngân hàng. Với cơ sở đó, ứng dụng

CNTT đang có điều kiện để thực hiện giai đoạn xử lý thông tin thông minh đối với công tác quản lý thuế trong thời gian tới.

Thực tế cho thấy phạm vi đối tượng quản lý thuế ngày càng rộng. Hiện con số doanh nghiệp đang hoạt động đã tăng gấp rưỡi cho với 5 năm trước đây. Bên cạnh doanh nghiệp thì những đối tượng khác như cá nhân, người kinh doanh tăng lên ngày một nhiều, với gần 700.000 doanh nghiệp và 52 triệu cá nhân nộp thuế. Trong thời gian tới số lượng doanh nghiệp có thể tăng lên 1 triệu và số lượng mã số thuế cá nhân cũng sẽ tiệm cận dần với 100 triệu dân cư. Theo tính toán, mỗi năm ngành Thuế có sự tăng trưởng về dữ liệu lên tới 30% so với toàn bộ dữ liệu trước đó cộng lại.

Với lượng thông tin phải thu thập quản lý rất lớn, trong khi yêu cầu về tổ chức bộ máy, biên chế theo định hướng chung ngành Thuế ngày càng cắt giảm về số đơn vị, số Chi cục Thuế và cắt giảm biên chế về con người, nếu ngành Thuế vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp quản lý và cách thức hoạt động như truyền thống thì không thể đảm bảo. Vì vậy, ngành Thuế phải áp dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, công nghệ khối chuỗi…Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã triển khai được rất nhiều công việc liên quan đến hiện đại hóa, triển khai cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Trong bối cảnh lượng thông tin quản lý tăng nhanh “chóng mặt” trong khi yêu cầu về tổ chức, bộ máy và biên chế đang phải cắt giảm, nếu ngành Thuế tiếp tục sử dụng cách thức quản lý như truyền thống trước đây thì sẽ không đảm bảo. Do vậy, cần phải đưa những công nghệ 4.0 mới nhất vào công tác quản lý thuế để đảm bảo được cơ sở dữ liệu lớn và áp dụng cơ chế quản lý rủi ro và để làm được những điều đó thì ngành Thuế đã đang và sẽ phải triển khai và hoàn thiện các công tác về lĩnh vực nhân lực công nghệ thông tin, cụ thể như sau:

- Xây dựng được công tác thống kê dự báo về xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cũng như

thống kê dự báo về nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Công tác thống kê dự báo tốt sẽ giúp ngành đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực công nghệ thông tin nói riêng.

- Hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ, áp dụng nền tảng công nghệ thông tin. Ngành Thuế định hướng kế hoạch đến năm 2030 sẽ hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử theo định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính. Đó là: Phát triển năng lực quản lý thuế đối với doanh nghiệp 4.0; Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đo lường, đánh giá mức độ hài lòng của người dân; Đào tạo cán bộ thuế nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo công chức công nghệ thông tin ngành Thuế; phối hợp với các tổ chức đào tạo về công nghệ thông tin thực hiện đào tạo cho nguồn lực công nghệ thông tin; xây dựng môi trường đào tạo điện tử và thực hiện đào tạo bằng phương thức điện tử cho công chức thuế trong toàn ngành để nâng cao năng lực trình độ cho công chức.

- Phối hợp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ sử dụng, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin cho 100% công chức ngành Thuế.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đối với từng vị trí công chức công nghệ thông tin gắn với vị trí việc làm. Định kỳ đánh giá công chức theo năng lực và hiệu quả đối với từng vị trí công việc.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách đãi ngộ với cán bộ làm công tác công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút người tài từ bên ngoài vào tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)