2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành mà từ đó các phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người. Nó cho phép thực hiện chương trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu bên trong các thái độ, lòng tin, động cơ và cách ứng xử của các đối tượng. Đề cuộc nghiên cứu được thực hiện hoàn hảo, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được sử dụng cùng với các kỹ thuật nghiên cứu định lượng trong mối quan hệ tương hỗ và phụ trợ.
Ví dụ, cách tiếp cận định tính cho phép hiểu sâu về các phản ứng của người lao động khi có sự thay đổi về vị trí việc làm hay đề xuất các yêu cầu, vị trí công việc, mức lương mong muốn. Con người là một yếu tố có nhiều ảnh hưởng bởi trình độ, giới tính, trình độ văn hóa cũng như những tình cảm, tâm lý bị ảnh hưởng chi phối nhiều vì vậy phương pháp nghiên cứu định tính là phù hợp để đánh giá.
2.2.2. Phương pháp so sánh
Trong nghiên cứu khoa học thì phương pháp so sánh hay được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác nhau để đảm bảo giải quyết những vấn đề phát sinh. Trong luận văn này tác giả đã thu thập tổng hợp số liệu, sơ đồ bảng biểu về số lượng nhân sự, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu vị trí việc làm ở các thời điểm từ năm 2010 - 2018 để đánh giá một cách tổng hợp các vấn đề liên quan đến đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề tài.
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống phương pháp (thu thập, xử lý, phân tích) con số (mặt lượng) của các hiện tượng số lớn tìm bản chất và tính quy luật (mặt chất) trong những điều kiện nhất định. Trong phương pháp thống kê mô tả, các thông tin được sử dụng bao gồm số liệu về giới tính, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, mức thu nhập…
Thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là công tác phát triển chất lượng nguồn nhân lực CNTT của KBNN.
Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực CNTT của KBNN nhằm phản ánh một cách đúng đắn, chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.
2.3 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1. Tóm tắt Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1) Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan: Tìm kiếm sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí về nguồn nhân lực, chất
lượng nguồn nhân lực, vai trò của CNTT và chất lượng của nguồn nhân lực CNTT... Các thông tin tìm kiếm thực hiện tại thư viện của KBNN, các website cung cấp các tài liệu, công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu điện tử hoặc tài liệu tại các buổi hội thảo chuyên đề, các bài viết trong các cuốn tạp chí, kỷ yếu...Trên cơ sở các thông tin, số liệu, các bài nghiên cứu thu thập được, tác giả sẽ thực hiện phân tích đánh giá sơ bộ các nghiên cứu đã có, từ đó tìm ra vấn đề, khoảng trống cần nghiên cứu.
2) Xác định mục tiêu nghiên cứu luận văn: Vận dụng cơ sở lý luận và các lý thuyết cùng với kinh nghiệm thực tiễn để phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT của KBNN, cũng như các chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT. Làm rõ nội hàm của công nghệ thông tin, nhân lực làm công tác CNTT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân lực CNTT.
3) Cơ sở lý luận: Nghiên cứu lý thuyết, khái niệm về nhân lực, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cũng như đặc trưng vai trò của nguồn nhân lực. Kết hợp với một số bài học kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức có mô hình tương đồng để hoàn thiện cơ sở lý luận từ lý thuyết đến thực tiễn.
4) Quá trình nghiên cứu luận văn: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như định tính, so sánh mô tả thống kê để phân tích đánh giá thực trạng của phát triển nguồn nhân lực CNTT – KBNN, bao gồm cơ cấu nhân lực, chính sách, quy hoạch, điều kiện làm việc...để đưa ra những thành công, hạn chế và phương hướng cần giải quyết. Vấn đề phân tích đánh giá thực trạng được giải quyết trong chương 3 của luận văn. Các thông tin số liệu về thực trạng của KBNN được thu thập số liệu của các năm từ 2015 đến 2018 để đảm bảo tính thời sự của thực trạng.
5) Kết quả nghiên cứu: Sau quá trình nghiên cứu thực trạng, phân tích thành công và hạn chế, đề ra phương hướng. Các phương hướng và giải pháp này sẽ được thực hiện trong chương 4 của luận văn.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về cơ quan Kho bạc Nhà nước Việt Nam và quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam
3.1.1. Lịch sử phát triển của Kho bạc Nhà nước Việt Nam
(Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước) Theo thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử của KBNN: Kho bạc Nhà nước Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam State Treasury) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. Theo thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử của KBNN, quá trình hình thành và phát triển của KBNN như sau:
a. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8
Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị, Chính phủ thuộc địa Pháp thành lập Ngân khố Ðông Dương, một cơ quan tương đương Bộ, với chức năng chủ yếu là quản lý và điều hành ngân quỹ quốc gia, tổ chức in tiền (chủ yếu là tiền giấy và tiền kim loại mệnh giá nhỏ) và cùng với Ngân hàng Ðông Dương quản lý kho tiền của Chính phủ thuộc địa.
b. Nha Ngân khố Quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính trong công cuộc xây dựng nền Tài chính quốc gia non trẻ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc (giai đoạn 1946-1951)
Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 28/8/1945, ngành Tài
chính của nước Việt Nam chính thức được thành lập. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75-SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên đối với sự ra đời của Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
c. Cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước (giai đoạn 1951-1989)
Ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 107/TTg (ngày nay gọi là Quyết định) thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng thứ hai đối với sự ra đời của Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Hệ thống Kho bạc Nhà nước (1951-1964) được tổ chức như sau: Tại Trung ương có Kho bạc Trung ương; Tại các Liên khu có Kho bạc Liên khu; Tại các Tỉnh (hay Thành phố) có Kho bạc Tỉnh, Thành phố.
d. Quá trình thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính (giai đoạn 1990 đến nay)
Ngày 4-1-1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Ðây là mốc lịch sử quan trọng thứ ba đối với sự thành lập của Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
3.1.2. Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức KBNN
(Nguồn Vụ tổ chức cán bộ KBNN, 2015)
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Việt Nam
a. Chức năng
Theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, chức năng nhiệm vụ của KBNN cụ thể như sau:
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
b. Nhiệm vụ
Cơ bản nhiệm vụ của KBNN có thể chia thành 02 nhóm chính như sau:
Nhóm nhiệm vụ có tính chất quản lý nhà nước: Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước được giao bao gồm tập trung các nguồn thu vào NSNN, quản lý kiểm soát các khoản chi của NSNN; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước; quản lý các quỹ tài chính của Nhà nước, tài sản tạm thu tạm giữ, tài sản quý hiếm...; tổ chức hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản của Nhà nước, kế toán các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương; tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành.
Nhóm nhiệm vụ có tính chất cung cấp dịch vụ công và có tính chất như một ngân hàng của Chính phủ gồm: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi, tổ chức thanh toán chuyển tiền, thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, tổ chức huy động vốn thông qua phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ phục vụ cho cân đối ngân sách và cho đầu tư phát triển.
3.1.4. Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam bạc Nhà nước Việt Nam
Cùng với việc hoàn thiện và phát triển hệ thống CNTT, KBNN thống nhất mô hình tổ chức tin học của toàn ngành, kiện toàn bộ máy nhân lực công nghệ thông tin. Đơn cử như tại KBNN, tổ chức tin học đã trải qua các mô hình sau: Trước năm 2002, tại KBNN các tỉnh, thành phố mô hình tổ chức có nhiều kiểu: Tổ tin học (trực thuộc Phòng Kế toán), Tổ tin học trực thuộc lãnh đạo và Phòng tin học, trong giai đoạn này, cán bộ CNTT thực hiện các công
việc hàng ngày của cán bộ nghiệp vụ mà chưa có điều kiện đầu tư nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về CNTT, cũng như chăm lo quản lý hoạt động tin học của địa phương. Hạn chế này bộc lộ rõ nhất khi hệ thống trang thiết bị CNTT của KBNN ngày càng nhiều, với công nghệ ngày càng cao; khi mà việc ứng dụng CNTT không còn dừng lại trong lĩnh vực kế toán mà ngày càng mở rộng và có xu hướng áp dụng cho hầu hết các hoạt động nghiệp vụ, cũng như điều hành quản lý nội bộ của KBNN; khi mà ứng dụng CNTT không còn bó hẹp trong phạm vi hệ thống KBNN mà đòi hỏi phải có sự trao đổi, kết nối với các đơn vị khác trong và ngoài ngành Tài chính.
Với mục tiêu củng cố đội ngũ, ổn định tư tưởng của cán bộ CNTT nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống CNTT, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành và trước đòi hỏi mô hình tổ chức CNTT phải hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất; tại Hội nghị Tin học KBNN lần thứ 3 tháng 8/2002 tại Bình Thuận, lãnh đạo KBNN đã đề ra định hướng kiện toàn và thống nhất mô hình tổ chức CNTT toàn ngành và chủ trương thành lập Phòng Tin học tại tất cả các KBNN tỉnh, thành phố.
Ngày 7/4/1997, thành lập Trung tâm Thông tin, Tin học thuộc KBNN Trung ương, sau đó ngày 14/1/2004, thành lập Trung tâm Tin học và Thống kê trực thuộc KBNN. Cũng trong năm 2004, thành lập xong Phòng Tin học ở tất cả các KBNN tỉnh, thành phố trên cơ sở các tổ máy tính.
Thực tế cho thấy, sau khi thành lập và hoạt động, Phòng tin học tại tất cả KBNN tỉnh, thành phố đã phát huy vai trò của mình, phối hợp tốt với các phòng nghiệp vụ hoàn thành nhiệm vụ chung. Việc thành lập Phòng Tin học tại tất cả KBNN tỉnh, thành phố thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của lãnh đạo các cấp về vai trò và tầm quan trọng của CNTT trong hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN.
3.2. Thực trạng về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam Kho bạc Nhà nước Việt Nam
3.2.1. Tổ chức bộ máy chuyên trách công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam nước Việt Nam
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, vị trí của hệ thống Công nghệ thông tin KBNN
(Nguồn Vụ tổ chức cán bộ - KBNN)
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy chuyên trách hệ thống Công nghệ thông tin Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành 2 cấp, bao gồm cấp TW và cấp tỉnh, thành phố. Ở cấp TW, cơ cấu tổ chức của hệ thống CNTT là Cục Công nghệ thông tin. Ở cấp tỉnh, thành phố cơ cấu hệ thống CNTT được tổ chức thành các phòng Tin học. Vị trí chức năng cụ thể của Cục CNTT và các phòng Tin học như sau:
a. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Cục Công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước
Quyết định số 1962/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 28/9/2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kho bạc Nhà nước: Cục Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin có 07 phòng: - Phòng Phát triển ứng dụng;
- Phòng Quản trị hệ thống; - Phòng Đảm bảo kỹ thuật;
- Phòng Hành chính – Tổng hợp;
- Phòng Quản lý dự án công nghệ thông tin; - Phòng Quản lý an ninh thông tin;
Bảng 3.1. Bảng thống kê nhân sự Cục CNTT – KBNN đến cuối năm 2018
STT Phòng Số lượng
nhân sự Ghi chú
1 Ban lãnh đạo Cục CNTT 04 01 Cục trưởng 03 Phó Cục trưởng 2 Phòng Phát triển ứng dụng 19 01 Trưởng phòng 02 Phó Trưởng phòng 16 Chuyên viên 3 Phòng Quản trị hệ thống 21 01 Trưởng phòng 03 Phó Trưởng phòng