Nguyên nhân của những hạn chế phát triển nguồn nhân lực của Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 91 - 121)

bạc Nhà nước Việt Nam

Một là, Về quy mô chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình phát triển thực tế của hệ thống KBNN. Một số bộ phận cán bộ CNTT của địa phương còn thụ động, ỉ lại, chưa thực sự chủ động tích cực học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng, tác phong làm việc còn thiếu tính chuyên nghiệp do đó chưa đáp ứng yêu cầu của công việc và làm cản trở quá trình phát triển của ngành. Điều này khiến gây áp lực công việc đổ dồn lên một số cán bộ của TW, làm cho công việc bị chồng chéo và không hiệu quả.

Hai là, Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực việc phân chia nguồn lực trong tham gia các khóa đào tạo và thực hiện nhiệm vụ chưa thực sự hiệu quả, việc cử cán bộ tham gia đào tạo mới chỉ tính đến đủ số lượng lớp mà không

tính đến hiệu quả công việc. Công tác xác định nhu cầu đào tạo hàng năm đang được thực hiện chưa tốt, việc xác định nhu cầu ở các đơn vị chưa thật sự đồng đều và chính xác trong toàn hệ thống KBNN. Ngoài ra, nhu cầu đào tạo hàng năm sau khi tổng hợp, phân loại để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm vẫn còn dựa trên ý chí chủ quan của người quản lý ở đơn vị và người làm công tác đào tạo. Nội dung đào tạo cho các bộ phận nghiệp vụ chủ yếu vẫn còn chắp vá, chưa xây dựng được các chương trình đào tạo cho từng vị trí công việc. Việc tham gia nhiều khóa học công nghệ mới nhưng môi trường thực hành thì hạn hẹp, khiến cho kiến thức học được không được phát huy, không được vận dụng vào nghiên cứu thường xuyên. Điều này khiến cho việc triển khai một hệ thống mới lại mất công đào tạo lại từ đầu.

Ba là, Về công tác tuyển dụng nhân sự còn nhiều bất cập, việc xây dựng bảng phân tích vị trí việc làm còn hạn chế dẫn đến khi tuyển dụng chưa thật phù hợp với vị trí công việc yêu cầu. Quy định trong công tác tuyển dụng công chức mới chỉ quan tâm đến điều kiện cần là bằng cấp, chưa quy định về các kỹ năng mềm trong xử lý tình huống như khả năng làm việc độc lập, khả năng phối hợp nhóm, khả năng giao tiếp,.. Do đó, chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực chưa thật sự đồng đều dẫn đến khó khăn cho công tác đào tạo. Thời gian tuyển dụng bị kéo dài qua nhiều tháng thậm chí đến hàng năm nên đó xảy ra trường hợp khi có kết quả tuyển dụng thì một số ứng viên đó nhận được công việc khác và không đến nhận việc tại đơn vị.

Bốn là, Về công tác dự báo, lập kế hoạch KBNN chưa chú trọng đến thực hiện đến công tác phân tích, thống kê, dự báo, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT nên mới chỉ đưa ra chiến lược chung về mục tiêu phát triển hệ thống KBNN chưa có chiến lược cụ thể cho nguồn nhân lực CNTT trong tương lai.

Năm là, Về chính sách đãi ngộ chưa có chính sách riêng phù hợp cho nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao, cán bộ được đào tạo ở nước ngoài về. Chế độ đãi ngộ (tiền lương, khen thưởng, ưu đãi,…) hiện còn thiếu công bằng, mang tính bình quân, không gắn với khối lượng, chất lượng và hiệu quả của công việc sẽ không tạo điều kiện khuyến khích các cán bộ tích cực trong thực hiện nhiệm vụ. Dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ sau khi đi du học về đã chuyển ra ngoài làm, nguyên nhân khiến họ ra đi không chỉ đơn giản là chuyện mức thu nhập hấp dẫn hơn mà còn do chính sách dùng người ở nhiều cơ quan Nhà nước chưa phù hợp. Môi trường làm việc nghiên cứu còn hạn chế, khiến khả họ không phát huy được hết khả năng và niềm đam mê của mình trong công việc.

Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với công chức, viên chức nhà nước còn có những bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội cán bộ đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác: Chế độ tiền lương chưa mang tính cạnh tranh và còn nặng nề về thâm niên công tác cũng như bằng cấp; chính sách hỗ trợ chưa đáp ứng được với thực tiễn, không khích lệ được động lực cống hiến đối với cán bộ có trình độ cao.

Sáu là, Về công tác đánh giá cán bộ còn mang tính hình thức, chưa xây dựng được tiêu thức để định lượng trong việc đánh giá công chức hàng năm làm cơ sở phân loại, bố trí, sử dụng, chưa hoàn thiện trong việc xây dựng được vị trí việc làm trong từng mô hình tổ chức đồng thời gắn việc bố trí vị trí việc làm với việc sử dụng ngạch công chức.

CHƯƠNG 4

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

4.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam

4.1.1. Căn cứ đề xuất mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam

4.1.1.1. Mục tiêu tổng quát về phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam

Theo Quyết định số 430/QĐ-BTC ngày 08/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2017-2020, mục tiêu tổng quát kế hoạch phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau: Xây dựng Kho bạc Nhà nước (KBNN) hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách gắn với hiện đại hóa và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin (CNTT). Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành kho bạc điện tử; đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của KBNN (như quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ, báo cáo tài chính nhà nước,...) để hướng tới việc xây dựng và hình thành Luật KBNN giai đoạn 2020 - 2030.

Như vậy có thể thấy rằng mục tiêu tổng quát chung, hướng đến sự phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước tóm lại trong 04 mục tiêu là hiện đại, an toàn, ổn định bền vững. Để có được điều này thì công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là một trong những yếu tố chính để thúc đẩy, nâng tầm và đạt được mục tiêu đã đề ra của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Và khi nói đến công nghệ thông tin thì không thể không nói đến những cán bộ làm

công tác về điều hành, quản lý, phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Hay nói một cách khác đó chính là phải phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin để từ đó thúc đẩy hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin làm nền móng cho sự phát triển hiện đại, an toàn, ổn định bền vững của của hệ thống Kho bạc Nhà nước như mục tiêu tổng quát đã đề ra.

4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể về phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam

Mục tiêu cụ thể về phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước có thể tóm tắt qua 10 nội dung chính, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quản lý quỹ ngân sách nhà nước

Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ về quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước (TCNN) thuộc phạm vi quản lý theo hướng: đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch, phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và các thông lệ quốc tế, nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực TCNN, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017 - 2020.

Thứ hai, quản lý ngân quỹ nhà nước và huy động vốn

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý Ngân quỹ Nhà nước theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 quy định chế độ quản lý NQNN, đảm bảo quản lý NQNN an toàn và hiệu quả; gắn kết quản lý NQNN với quản lý nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Tổ chức huy động tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chi NSNN và cho đầu tư phát triển; đồng thời, đảm bảo an toàn và bền vững nợ công; xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với sự phát triển của các hợp phần khác của thị trường tài chính; phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, an toàn và hiệu quả cho

nền kinh tế; kéo dài kỳ hạn TPCP trong nước giai đoạn 2017 - 2020 lên khoảng từ 6 - 8 năm; dư nợ TPCP đạt khoảng 22% GDP vào năm 2020.

Thứ ba, công tác kế toán, thanh toán, quyết toán Ngân sách nhà nước và Tổng kế toán Nhà nước

Hoàn thiện chế độ kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và Luật Kế toán năm 2015; hoàn thiện công tác thanh toán đảm bảo việc thanh toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và an toàn về tài sản; cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình NSNN, quyết toán NSNN, tình hình TCNN, bao gồm: báo cáo về tình hình TCNN; báo cáo kết quả hoạt động TCNN; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo TCNN. Từ đó, đáp ứng tốt yêu cầu công tác quản lý, điều hành tài chính - ngân sách và TCNN, công tác hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực TCNN của Quốc hội, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước khác.

Thứ tư, công tác Kho quỹ

Quản lý an toàn tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý an toàn tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

Thứ năm, cải cách thủ tục Hành chính và hiện đại hóa, phát triển công nghệ thông tin

Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến của KBNN; triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ các chức năng của KBNN (quản lý quỹ NSNN, quản lý NQNN, Tổng KTNN); tăng cường ứng dụng CNTT cho các mảng hoạt động quản trị nội bộ KBNN; hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng CNTT theo mô hình ảo hóa và điện toán đám mây; chuyên môn hóa đội ngũ công chức CNTT để khai thác, sử dụng có hiệu quả các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại. Xây dựng mô hình hành chính điện tử tập trung tại hệ thống KBNN.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra

Tăng cường giám sát kỷ luật tài chính tại đơn vị sử dụng NSNN thông qua công tác thanh tra chuyên ngành KBNN để thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN tại các đơn vị sử dụng NSNN theo định hướng và kế hoạch được phê duyệt. Chuyển đổi và xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN hiện đại, hiệu quả về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và phương pháp thực hiện nhằm giám sát chặt chẽ, đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống.

Thứ bảy, tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực

Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với định hướng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Tổ chức quản lý và sử dụng biên chế theo vị trí việc làm gắn với cơ cấu ngạch công chức; gắn với đánh giá, phân loại công chức, người lao động; tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý; có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KBNN hiện đại; đồng thời, xây dựng, phát triển Trường Nghiệp vụ Kho bạc để tổ chức đào tạo công chức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho hệ thống KBNN. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cả trong và ngoài nước; nâng cao ngoại ngữ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý đối với đội ngũ công chức lãnh đạo, chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo các cấp sau năm 2020.

Thứ tám, công tác quản lý tài chính nội ngành

Quản lý và sử dụng chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinh phí, tài sản nội ngành, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ; tập trung đầu tư và triển khai dứt điểm để đến năm 2020, trụ sở làm việc và giao dịch của các đơn vị KBNN đều được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo diện tích và điều

kiện làm việc theo các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính; cân đối và bố trí đủ nguồn vốn cho việc triển khai và hoàn thành các dự án ứng dụng CNTT trọng điểm theo kế hoạch, danh mục dự toán đã được phê duyệt.

Thứ chín, hợp tác quốc tế

Chủ động thực hiện hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kho bạc theo lộ trình và bước đi phù hợp, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động KBNN và hội nhập quốc tế. Tăng cường hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý kho bạc với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ mười, công tác thông tin tuyên truyền và văn phòng

Tuyên truyền thường xuyên và kịp thời về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, KBNN; tình hình thực hiện và kết quả triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của KBNN; các nghiên cứu lý luận về các lĩnh vực tài chính, kho bạc; nêu gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong hệ thống KBNN. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản trị nội bộ và văn thư, lưu trữ để việc quản lý, điều hành nội bộ của hệ thống KBNN được thực hiện trên môi trường mạng. Phấn đấu 100% các văn bản đi, đến trong nội bộ hệ thống KBNN (văn bản không mật) được luân chuyển dưới dạng điện tử; triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử trong hoạt động của các đơn vị KBNN. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong từng đơn vị KBNN.

4.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Việt Nam

Cũng theo Quyết định số 430/QĐ-BTC ngày 08/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2017-2020, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực công nghệ thông tin nói riêng tập trung vào 04 trọng điểm chính như sau:

4.1.2.1. Tổ chức bộ máy

Mục tiêu số một về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin mà KBNN hướng đến là tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN các cấp theo tinh thần của Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 08/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, theo đó hệ thống KBNN đã đi vào hoạt động đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam​ (Trang 91 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)