Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu
4.1.1. Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị
Để có những giải pháp thật sự hiệu quả trong việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch đòi hỏi trước tiên cần thực hiện giải pháp về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị. Trong đó, những nội dung cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của Đảng NDCM Lào
Trong nhiều năm trở lại đây tỷ trọng của ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào đã và sẽ tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội lần thứ IX tới đây. Điều này xuất phát từ những lợi ích trực tiếp cũng như gián tiếp mà nền kinh tế du lịch mang lại là vô cùng lớn, không chỉ thể hiện qua mức độ đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân mà còn ở những lợi ích trong việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, phát triển kinh tế du lịch cũng là phương thức để quảng bá, truyền thông về “sức mạnh mềm” để nước CHDCND Lào có thể tăng cường kết nối giao lưu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của 50 dân tộc trong đất nước.
Không những vậy, phát triển kinh tế du lịch cũng sẽ tác động không nhỏ đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại “tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước bạn bè chiến lược, thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước láng giềng, các nước ASEAN cũng như các đối tác và tổ chức quốc tế khác, đảm bảo phù hợp với từng mục tiêu cụ thể đề ra” [129, tr.55].
Với những vấn đề trên để tiếp tục giúp cho nền kinh tế du lịch có thể phát triển và đóng góp vào mục tiêu chung về xây dựng, bảo vệ đất nước, đòi hỏi Đảng NDCM Lào nói chung cũng như các tổ chức đảng, đảng viên cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của nền kinh tế du lịch, trong đó cần nhận thức rõ nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế du lịch - đó chính là nhân tố con người. Việc Đảng NDCM Lào nhận thức rõ để qua đó đề ra được chủ trương, đường lối, định hướng nhằm góp phần phát huy nhân tố con người là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Do đó, Đảng NDCM Lào cần quán triệt, đề cao việc nhìn nhận, đánh giá và vận động sự tham gia của các đảng viên trong quá trình thúc đẩy, phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế du lịch của đất nước góp phần vào sự nghiệp mà Đảng NDCM Lào đang hướng đến.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của Nhà nước
Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào ngày càng sâu rộng, toàn diện trong quan hệ song phương, đa phương trên các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cũng như môi trường nhằm hướng đến mục tiêu thiên nhiên kỷ đã ngày càng tác động, thúc đẩy nền kinh tế du lịch phát triển. Do vậy, Nhà nước CHDCND Lào cần quán triệt chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng NDCM Lào về phát triển kinh tế nói chung và con người nói riêng thành chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách này. Điều này đòi hỏi Nhà nước CHDCND Lào cần nhận thức rõ về việc phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế du lịch là yếu tố quan trọng để nước CHDCND Lào tham gia vào chuỗi cung ứng, phân công lao động quốc tế, ngày càng có mối liên hệ xuyên biên giới, cùng với quá trình toàn cầu hóa, chuyên môn hóa rất cao để có thể có được những sản phẩm du lịch có chất lượng.
Từ những điều đó cho thấy, việc nâng cao nhận thức của Nhà nước là giải pháp quan trọng, để qua đó Nhà nước có thể đưa ra được những chính sách, chiến lược, kế hoạch phù hợp với thực tiễn hiện nay của ngành kinh tế du lịch, trên cơ sở ấy đưa ra được khung pháp lý cũng như thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước hướng vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch cũng như thúc đẩy phát huy nhân tố con người đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay. Không những vậy, để Nhà nước nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, đòi hỏi Nhà nước cần chỉ đạo Bộ Thông tin văn hóa và du lịch, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và một số bộ, cơ quan ngang bộ khác cùng nhau phối hợp để giúp thực hiện các chính sách một cách có hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng (thanh niên, phụ nữ, công đoàn)
Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc:
Là ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc Lào, tạo sức mạnh và tăng cường lực lượng toàn dân; giáo dục, vận động nhân dân các dân tộc Lào tham gia công cuộc giữ gìn, bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước và tăng cường quyền làm chủ trong công tác giữ gìn văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân các dân tộc Lào” [138, tr.3].
Xuất phát từ vai trò này, việc phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào không thể thiếu sự đóng góp của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng. Và để đạt được hiệu quả trong huy động sự đoàn kết, chung lòng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào cùng nhau thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế du lịch, nhất là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo tồn rừng, chiến lược xây dựng hộ gia đình và bản làng đoàn kết, chính sách đào tạo nghề cho người dân tại các khu vực có tiềm năng du lịch, đòi hỏi Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng cần quán triệt cũng như tăng cường công tác truyền thông trong các hoạt động của mình, cũng như khuyến khích cán bộ, thành viên trong tổ chức tham gia đóng góp vào quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch.
Với mục tiêu độc lập, tự chủ, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế nhưng không “hòa tan”, lấy xây dựng và phát huy nội lực trong quá trình phát triển kinh tế là chính, huy động và phát huy ngoại lực là quan trọng, do đó cả hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào cần nhận thức rõ nhiệm vụ phải đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa, gắn với phát triển bền vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và toàn vẹn lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế.