Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 136 - 138)

Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu

4.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

trong phát triển kinh tế du lịch

Tạo môi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch là nhóm giải pháp quan trọng, trong đó cần phải coi trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó bao gồm:

Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy sức mạnh, lợi thế của từng giai tầng trong phát triển kinh tế du lịch.

Thời gian tới, để cần hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy sức mạnh, lợi thế của từng giai tầng - từ công nhân, nông dân, trí thức đến người Lào kiều ở nước ngoài, trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, Nhà nước CHDCND Lào cần phát huy được sự chăm chỉ, chịu khó của người nông dân; sự tích cực, chủ động của công nhân; sự sáng tạo, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các xu thế phát triển của ngành kinh tế du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới và tận dụng nguồn lực tài chính của các đồng bào Lào kiều yêu nước muốn đầu tư đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời qua đó, cũng đổi mới cơ chế, chính sách, xóa bỏ những rào cản, chính sách kìm hãm, trói buộc nhân tố con người như chính sách tiền lương, vì nếu tiền lương bình quân chủ nghĩa, không phản ánh được hiệu quả công việc, tài năng, trình độ chuyên môn và thời gian cống hiến thì sẽ không thể động viên, phát huy được nhân tố con người; cũng như rà soát để loại bỏ những cơ chế, chính sách tạo ra sự bất bình đẳng giữa các vùng, miền, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, quan liêu.

Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch.

Để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, đòi hỏi Nhà nước CHDCND Lào cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản lý về nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch, qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, đảm bảo tính thống nhất, chất lượng, hiệu quả để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập với du lịch ASEAN, thế giới trong thời gian tới đây. Bên cạnh đó, để nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch có trình độ, chuyên môn không chỉ đòi hỏi có chính sách về cải cách giáo dục, đào tạo liên quan đến các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế du lịch đáp ứng được các chuẩn mực của quốc tế, mà còn đặt ra yêu cầu đối với nước CHDCND Lào cần có các chính sách phát triển công nghệ, kết cấu hạ tầng (giao thông, hạ tầng thông tin, chính phủ điện tử). Nhất là thời gian tới với những thay đổi từ bối cảnh kinh tế du lịch trong khu vực, nước CHDCND Lào cũng sẽ đối mặt với những áp lực nhất định về việc dịch chuyển nguồn nhân lực trong khu vực ASEAN, nhất là các nước láng giềng do mức đãi ngộ ở các thị trường, kinh tế du lịch sẽ hấp dẫn cuốn hút các nhân lực có trình độ cao tới làm việc, do vậy, nội dung giải pháp này cần hết sức được coi trọng.

Ba là, có chính sách để thúc đẩy nghiên cứu khoa học quốc gia trong ngành kinh tế du lịch.

Với sự phát triển không ngừng của ngành kinh tế du lịch, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tận dụng nhân tố con người để thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ của nước CHDCND Lào phát triển bền vững không thể không thúc đẩy nghiên cứu khoa học quốc gia trong ngành kinh tế du lịch. Những kết quả nghiên cứu khoa học này sẽ là căn cứ, cơ sở và giải quyết được những câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, qua đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp, các nhà trường và mỗi cá nhân có thể nhìn nhận một cách khách quan những nội dung của mình. Nhờ vậy, các chủ thể có thể kết hợp với nhau để cùng nhau giải quyết những vấn đề còn đang tồn tại trong giai đoạn vừa qua nhằm giúp cho các ngành kinh tế du lịch có thể phát triển ổn định hơn.

Đặc biệt, thực tế những năm qua cũng đòi hỏi nước CHDCND Lào cần tạo dựng cơ chế thuận lợi để ngành kinh tế du lịch trong nước có thể kết hợp, thu hút dự tham gia của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau, nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa, truyền thông, đối ngoại trong và ngoài nước để giúp cho ngành du lịch có được những nét đặc sắc riêng biệt. Ðồng thời,

cũng cần có cơ chế, chính sách để các nhà nghiên cứu tổ chức các chuyến khảo sát, tham quan, học tập mô hình quản lý nhà nước về du lịch, mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch tiên tiến, nổi bật trong và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch, các bản văn hóa. Thông qua các hoạt động trên, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch sẽ có những cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 136 - 138)