Nâng cao nhận thức của toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 122 - 125)

Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu

4.1.2. Nâng cao nhận thức của toàn xã hộ

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị để giúp phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, yêu cầu thời gian tới nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này cũng cần phải được chú trọng. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cần phải:

Để có thể giúp ngành kinh tế du lịch tiếp tục phát triển và đóng góp vào quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế đòi hỏi các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng như các cán bộ, người dân trong cả nước cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch đối với đất nước. Với đóng góp vào thu nhập hàng năm luôn đứng từ thứ 2-4 chỉ sau các “ngành công nghiệp nâu” cho thấy vai trò rất lớn của ngành du lịch nói chung và kinh tế du lịch nói riêng đối với nước CHDCND Lào. Do vậy, để thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển trong thời gian tới đạt được hiệu quả thì cần phải có được việc nhận thức đúng đắn về vai trò của ngành kinh tế du lịch và nhận thức được những định hướng, chính sách cần phải thực hiện để góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển ở 18 tỉnh.

Việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về du lịch và về kinh tế du lịch cũng đòi hỏi những đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ kinh tế du lịch cần chủ động mở rộng các mối quan hệ trong ASEAN cũng như quốc tế để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm tạo ra được những sản phẩm phong phú, đa dạng, có sự khác biệt và tận dụng được lợi thế so sánh.

Đối với người dân trong cả nước, nhất là tại các điểm du lịch, cần làm cho người dân hiểu rõ được rằng thông qua hoạt động của kinh tế du lịch, người dân và cộng đồng cũng được giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa tiên tiến từ các du khách đến với các địa điểm du lịch. Điều này có nghĩa là người dân nước CHDCND Lào vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giao lưu văn hóa. Bản thân họ sẽ là người đem những giá trị văn hóa đặc sắc của CHDCND Lào giao lưu với các vùng, các khu vực và các quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là đối tượng tiếp thu những ảnh hưởng của những nét văn hóa mới được du nhập thông qua hoạt động của kinh tế du lịch.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về du lịch và về kinh tế du lịch cũng cần giúp cho mọi người hiểu rõ những lợi thế, những tài nguyên cần được khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch ở các địa phương của nước CHDCND Lào. Và việc phát triển kinh tế du lịch sẽ kéo theo những thay đổi rất lớn đối với toàn xã hội nói chung cũng như giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói riêng. Nhờ vậy nhân dân các dân tộc có thể cùng tiến bộ, cùng nâng cao dân trí và phát triển đồng đều, bền vững môi trường sinh thái, môi trường xã hội.

Đặc biệt, ngành kinh tế du lịch là ngành tổng hợp, do vậy để phát triển kinh tế du lịch đòi hỏi không chỉ có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các

cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp mà toàn xã hội nhất là các cộng đồng trong các địa điểm du lịch cần nhận thức rõ được vị trí, vai trò, trách nhiệm cũng như lợi ích mà mình nhận được từ quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch về thu nhập, về môi trường cũng như tương lai cho các thế hệ mai sau. Do vậy, khi cộng đồng xã hội nhận thức rõ về điều này cũng đòi hỏi mọi người cần hưởng ứng, tham gia vào các phong trào, các hoạt động truyền thông, bồi dưỡng liên quan đến ngành kinh tế du lịch để từng bước nâng cao hơn nữa tri thức cũng như hiểu biết của bản thân nhằm đóng góp phần nào vào sự phát triển bền vững của ngành kinh tế du lịch của đất nước trong bối cảnh mới.

Hai là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát huy vai trò của nhân tố nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Cùng với giải pháp về nâng cao nhận thức của toàn xã hội về du lịch và về kinh tế du lịch thì việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát huy vai trò của nhân tố nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng là một giải pháp quan trọng. Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền, truyền thông của các cơ quan báo chí của nước CHDCND Lào cần chú trọng tới các chuyên mục nhằm giúp cho người dân trong cả nước nhận thức rõ rằng chính bản thân người dân Lào sẽ là chủ thể quan trọng tác động lớn nhất đến quá trình phát triển kinh tế du lịch. Dù chủ trương, đường lối của Đảng và Chính sách của Nhà nước có tốt đến đâu nhưng người dân trong nước không nhận thấy vai trò của mình, qua đó tự học tập, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình phát triển các sản phẩm kinh tế du lịch thì hiệu quả phát triển kinh tế du lịch cũng sẽ không thể đạt được như mong muốn.

Bên cạnh đó, hiện nay nhận thức của toàn xã hội về phát huy vai trò của nhân tố nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch vẫn còn chưa đạt được như mong muốn, thể hiện ở việc người trong độ tuổi lao động chưa nhận thức rõ vai trò của việc học tập trong các trường đào tạo nghề nói chung và du lịch nói riêng. Do vậy, tuy Bộ văn hóa Thông tin và Du lịch cùng với Bộ lao động và Phúc lợi xã hội, các cơ quan báo chí của nước CHDCND Lào đã chú trọng truyền thông về vấn đề này, nhưng cần có các cách thức thay đổi nội dung, tần suất, địa điểm và chủ đề phù hợp hơn nhằm giúp cho thanh niên có thể nhận thức rõ rằng việc học tập, đào tạo trong các lĩnh vực thuộc ngành kinh tế du lịch chính là một phần quan trọng trong tổng thể các thành tố để phát huy nhân tố con người nhằm giúp nền kinh tế du lịch của đất nước có thể phát triển.

Mặt khác, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng đòi hỏi mỗi gia đình cần chú trọng hơn tới việc định hướng cho thế hệ trẻ về vai trò của bản thân đối với quá trình thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên để gia tăng sức mạnh nội tại của quốc gia, tăng cường tính tự chủ cũng như vai trò của đất nước. Để làm được điều này thì mỗi người cần nghiêm túc học tập nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn, cũng như về ngoại ngữ để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch của đất nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 122 - 125)