Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu
4.3.2. Đẩy mạnh dân chủ hóa nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
Chính phủ nước CHDCND Lào đã đề ra một số mục tiêu về kinh tế - xã hội cho đất nước thời gian tới, như “đạt tăng trưởng kinh tế quốc gia bền vững, cân đối và có chất lượng; cải thiện tiêu chuẩn nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và sử dụng khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất và sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn; nâng cao đời sống của nhân dân; tạo được nhiều không gian xanh và theo đuổi phát triển thân thiện với môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước thông qua pháp quyền và thống nhất xã hội” [107, tr.1,3]. Tất cả những nhiệm vụ, giải pháp đó muốn thực hiện được chỉ có thể dựa trên làm tốt việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế du lịch trên nhiều khía cạnh mà trong đó cần chú trọng hơn cả đó là về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo dạy nghề cho thanh niên và phát triển các đặc khu, các khu kinh tế du lịch chuyên biệt trên cả 3 miền để giúp các ngành kinh tế cùng phát triển.
4.3.2. Đẩy mạnh dân chủ hóa nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch phát triển kinh tế du lịch
Đối với quá trình phát triển kinh tế du lịch, giải pháp đẩy mạnh dân chủ hóa nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch là một trong những giải pháp quan trọng mà nước CHDCND Lào cần coi là nhiệm vụ cần phải thực hiện một cách có hiệu quả. Trong đó có những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, phát huy dân chủ phải đi đôi với giữ gìn kỷ cương, kỷ luật, chống dân chủ hình thức
Trong thời gian tới, việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào sẽ gắn chặt với việc đẩy mạnh dân chủ hóa qua đó nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này đòi hỏi các cán bộ, công chức cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần đảm bảo phát huy dân chủ phải đi đôi với việc giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của mình. Điều này là đặc biệt quan trọng để giúp
cho cán bộ, công chức và các cơ quan quản lý thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm hoàn thành được trách nhiệm của mình và của cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển bền vững cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà trường, cá nhân có thể có được điều kiện thuận lợi để góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Ngoài ra, phát huy dân chủ phải đi đôi với việc chống dân chủ hình thức, có như vậy mới giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế du lịch có thể có được môi trường thuận lợi nhất, môi trường tích cực để giúp họ cùng đoàn kết, đồng hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chống dân chủ hình thức cần đảm bảo các cơ quan, các doanh nghiệp, các nhà trường, các cá nhân đều có thể đóng góp được ý kiến cũng như những sáng kiến của bản thân vào qua trình thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển mà không chịu bất kỳ một lực cản nào. Để thực hiện được điều này, việc đổi mới nhận thức để thay đổi hành vi trong quá trình sống, làm việc của mỗi người là rất quan trọng để đóng góp, chấp nhận những đóng góp này trong thực tiễn.
Thứ hai, phát huy dân chủ cần coi trọng phát huy vai trò là chủ, làm chủ của nhân dân.
Các quy định có nội hàm liên quan đến nhân quyền trong Hiến pháp Lào cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác đã cho thấy nhân dân trên cả nước đều có quyền học tập, lao động sáng tạo, quyền cống hiến, quyền phát huy vai trò là chủ, làm chủ của chính mình. Nếu nhân dân không phát huy được vai trò của chính mình thì không thể nói đến phát huy nhân tố con người dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Do vậy, phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng giúp chúng ta hiểu được rằng phát huy vai trò của nhân dân nói chung, lực lượng lao động nói riêng thì giúp họ làm chủ, thực hiện được những dự định, kế hoạch hợp pháp để tự mình giúp bản thân, gia đình cũng như xã hội có thể phát triển được các sản phẩm, dịch vụ, chương trình phát triển kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, họ được phát huy vai trò của bản thân để có thể đóng góp công sức vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Như chúng ta đã biết, các nghiên cứu chuyên ngành đã chỉ rõ rằng việc phát triển kinh tế du lịch sẽ không chỉ đơn thuần đưa đến những tác động, lợi ích đối với lĩnh vực kinh tế mà qua đó còn góp phần quan trọng để quảng bá, gia tăng “sức mạnh mềm văn hóa” cho nước CHDCND Lào trên trường quốc tế. Do vậy, đảm bảo phát huy nhân tố con người đầy đủ, đạt được yêu cầu về chất lượng theo như thực tiễn đòi hỏi thì cần phải có các kế hoạch cụ thể và dài hạn để qua đó đưa đến các
tầm nhìn chiến lược, các phương hướng hành động rõ ràng theo từng giai đoạn gắn với quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để tránh hiện tượng thừa thiếu trong tổng thể hay cục bộ ở một khía cạnh nhất định. Đồng thời, điều này không thể tách rời quyền làm chủ của nhân dân trong việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế du lịch trong chính địa phương của mình để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững theo đúng các quy định của pháp luật.