Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu
3.1.2. Đóng góp của ngành kinh tế du lịc hở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
3.1.2. Đóng góp của ngành kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dân Lào
Phát triển ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào trong thời gian qua đã đặc biệt được chú ý đến vì đây là một trong những ngành chủ chốt đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể ngành kinh tế du lịch đã đóng góp ở một số lĩnh vực sau:
Thứ nhất, đóng góp của ngành kinh tế du lịch về phát triển kinh tế, tài chính Thời gian qua nước CHDCND Lào đã đạt được sự phát triển ngày càng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% mỗi năm trong giai đoạn 2011-2019. Đặc biệt, ngành du lịch đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế và là nền tảng chính cho sự phát triển bền vững của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Điều này đặc biệt thể hiện ở việc “tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước CHDCND Lào tăng trưởng khoảng 6,5% với GDP bình quân đầu người đạt 2.599 đô la Mỹ” [100, tr.9]. Những chỉ số tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đó được thúc đẩy đáng kể nhờ triển khai các hoạt động kinh tế du lịch.
Ngoài ra, đóng góp của ngành du lịch được thấy rõ qua doanh thu từ ngành du lịch đóng góp vào nền kinh tế so với các lĩnh vực khác (biểu đồ 3.1).
Qua biểu đồ nêu trên chúng ta có thể thấy doanh thu từ ngành du lịch đóng góp vào nền kinh tế luôn tăng lên, từ năm 2011 đến 2019 doanh thu tăng gần 230,12%, từ 406,2 triệu USD lên 934,7 triệu USD. Mặt khác, với doanh thu của ngành du lịch từ năm 2011 đến năm 2014 luôn là ngành đóng góp vào thu nhập trong kinh tế chỉ sau lĩnh vực khai thác tài nguyên và từ năm 2015 đến 2019 cũng xếp thứ 3, thứ 4 trong việc đóng góp vào thu nhập của đất nước chỉ sau nhóm các ngành công nghiệp nhẹ, khai thác tài nguyên, điện. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2020 tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngành kinh tế du lịch cũng đem lại 213,3 triệu USD và vẫn xếp thứ 5 trong các ngành đem lại doanh thu cho đất nước. Nhờ sự phát triển đó, số ngày lưu trú của khác du lịch về cơ bản không có nhiều biến động, biểu hiện “số tiền trung bình mà mỗi du khách chi tiêu mỗi ngày đều có xu hướng tăng, điều này thể hiện rõ nhất trong năm 2018 là 780.000 kip
(90,7 USD), trong khi chi tiêu trung bình hàng ngày trong năm 2017 là 660.000 kip (76,6 USD)” [71, tr.5].
Thứ hai, đóng góp của ngành kinh tế du lịch vào đầu tư liên quan đến các hoạt động kinh doanh đi kèm du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi
Việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển trên cả nước cũng gián tiếp góp phần thúc đẩy sự gia tăng về số lượng cũng như tạo công ăn việc làm, tăng cường năng lực quản lý và dịch vụ trong các hoạt động kinh doanh đi kèm du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi. Trong giai đoạn vừa qua, với sự gia tăng của du khách trong và ngoài nước đã thúc đẩy sự phát triển với tỷ lệ 146,4% của các khách sạn trên cả nước khi tăng từ 435 khách sạn năm 2011 lên 695 khách sạn năm 2020; nhà nghỉ cũng tăng 170,4% từ 1.491 nhà nghỉ năm 2011 lên 2542 nhà nghỉ năm 2020; nhà hàng phục vụ du khách có sự phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng 182,2%, tăng từ 1380 nhà hàng năm 2011 lên 2515 nhà hàng năm 2020 và các khu vui chơi giải trí cũng được xác nhập, mở rộng quy mô hơn. Cùng với đó, tính trung bình các loại hình này cho thấy sự gia tăng 182,86% từ 3589 cơ sở lên 5845 cơ sở phục vụ các hoạt động đi kèm. Điều này cho thấy ở biểu đồ sau:
Ngoài ra, quá trình phát triển kinh tế du lịch cũng dẫn đến việc cải thiện dịch vụ và kết cấu hạ tầng, trong đó có việc sửa chữa đường sá, xây dựng khách sạn, nhà hàng, sân bay và các tiện ích khác, qua đó đã phần nào thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển hơn.
Thứ ba, đóng góp của ngành kinh tế du lịch trong đời sống xã hội
Theo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, ngành du lịch không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế, mà còn tạo lượng lớn công ăn việc làm cho người dân trên cả nước, thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với các ngành nghề thủ công truyền thống. Sự tăng trưởng và đa dạng hóa liên tục đã giúp ngành lịch đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào. Điều đó khiến du lịch trở thành lĩnh vực được ưu tiên phát triển ở nước CHDCND Lào bắt nguồn từ những lợi ích kinh tế của ngành du lịch đem lại rất đa dạng, cụ thể là: thông qua việc tạo ra các khoản thu nước ngoài, lợi nhuận tài chính đầu tư, thuế đối với khách du lịch và các sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp địa phương, nông nghiệp và đặc biệt là tạo việc làm cho người dân, giúp giảm nghèo bền vững tại các tỉnh trong cả nước, qua việc tạo cơ sở cho việc phân phối lại thu nhập cho các vùng nông thôn xa xôi.
Thông qua thúc đẩy ngành du lịch phát triển đã góp phần tạo việc làm, ở cả việc làm có tay nghề và không có tay nghề, nhất là đối với phụ nữ, thanh niên và các nhóm dân tộc thiểu số. Đặc biệt, với việc Nhà nước có chính sách thúc đẩy đầu
tư vào du lịch sinh thái và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, đầu tư khu vực tư nhân và sự tham gia của cộng đồng đối với sự phát triển bền vững đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng năng lực của cộng đồng nông thôn trong phát triển du lịch và cải thiện sinh kế của người dân trên cả nước, từ đó có khả năng cải thiện đáng kể kinh tế ở các tỉnh, cũng như thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc ở các bản và cụm bản. Đồng thời, “du lịch cung cấp cho cộng đồng địa phương những nguồn thu nhập mới và cơ hội phát triển và nó cũng khuyến khích người dân chăm sóc môi trường tốt hơn vì nhiều khách du lịch sẵn sàng trả thêm tiền để tham quan các điểm du lịch được duy trì và bảo tồn bền vững” [65].
Đặc biệt, du lịch là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, ngoài ý nghĩa thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, còn thể hiện tinh thần, nếp sống văn hóa truyền thống của người dân Lào, kích thích, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, các hoạt động du lịch được triển khai cả trong và ngoài nước, các lễ hội truyền thống được quảng bá rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc để thu hút khách du lịch đến thăm và nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, đối với nước CHDCND Lào thông qua khuôn khổ hợp tác của Tổ chức Du lịch Thế giới LHQ - UN World Tourism Organisation, đã góp phần cung cấp hướng dẫn các chính sách về phát triển du lịch bền vững, cũng như các lựa chọn phát triển kinh tế bền vững và khả thi nhất với những tác động tích cực trong việc đào tạo tay nghề đối với các ngành nghề nhằm góp phần giảm nghèo thông qua các hoạt động để giúp cải thiện sinh kế địa phương. Một số ngân hàng đã cung cấp cho người dân địa phương một loạt các khóa đào tạo về cách làm quà lưu niệm tốt hơn cho du khách và cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà tốt hơn cho khách du lịch.
Thứ tư, đóng góp của ngành kinh tế du lịch trong vấn đề môi trường
Hiện nay, nước CHDCND Lào đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu bền vững, hiệu quả không cao; việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản, sử dụng đất đai nông nghiệp, tài nguyên nước không bài bản, thiếu ổn định. Điều đó, đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ sinh thái, tác động xấu đến môi trường, thời tiết và khí hậu, gây nắng nóng kéo dài, mưa ít đi; thiên tai, lũ lụt xảy ra nặng nề, đã tác động không nhỏ đến việc đảm bảo an ninh lương thực, gây ra nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Do vậy, việc chú trọng tới việc phát triển du lịch sẽ góp phần vào việc bảo vệ môi trường, điều này thể hiện ở các nội dung sau:
Việc thực thi chính sách phát triển du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa ở trong nước CHDCND Lào đã giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia qua việc các doanh nghiệp liên quan đến du lịch được khuyến khích sử dụng năng lượng một cách có hiệu quả, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo cho việc phát triển kinh tế du lịch được liên tục, bền vững, ổn định, lâu dài; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên, đất đai và các tài nguyên khác; giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái.
Việc phát triển du lịch ở nước CHDCND Lào đã giúp bảo vệ các công viên quốc gia và các điểm văn hóa qua việc cam kết của Chính phủ đưa du lịch trở thành là ngành then chốt trong việc thúc đẩy phát triển xanh và bền vững, thông qua việc ngành du lịch đã chú trọng nhiều hơn tới phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời, việc phát triển du lịch cũng đã chú trọng gắn với công tác bảo vệ và bảo tồn các địa danh lịch sử và văn hóa để hấp dẫn khách du lịch.
3.2. MỘT SỐ THÀNH TỰU CƠ BẢN VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ