Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đa dạng về hình thức, nguồn gốc và nội dung. Có thể khái quát về các nguồn tài liệu (các căn cứ) chủ yếu gồm:
(1) Các chính sách, quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay mà đơn vị đã áp dụng trong công tác quản lý và kiểm soát nội bộ;
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
(2) Các BCTC chủ yếu có liên quan, gồm Bảng cân đối kế toán (báo cáo các thông tin tài chính như vay ngắn hạn, vay dài hạn), Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (báo
cáo các thông tin tài chính như chi phí lãi vay), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (báo
cáo các
thông tin tài chính như: tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được; tiền chi trả nợ gốc vay,
tiền chi trả lãi vay), Bản thuyết minh báo cáo tài chính (báo cáo các thông tin chi
tiết về
các khoản vay, chi phí lãi vay);
(3) Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản chủ yếu liên quan đến các khoản vay như TK 341, TK 635, TK 112, TK 335...;
(4) Các chứng từ ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến các khoản vay đã phát sinh và là căn cứ ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổ biến như các
hợp đồng
vay/thỏa thuận vay, giấy báo nợ/báo có của ngân hàng;
(5) Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến các khoản vay như: Hợp đồng tín dụng, kế hoạch vay và trả nợ vay, các biên bản đối chiếu số dư với ngân hàng/cá nhân/doanh
nghiệp, bảng tính và phân bổ chi phí lãi vay.