Lãi của các khoản vay và lãi cộng dồn được tính đúng ngày đáo hạn và ngày trên BCTC ?
STT Các mục tiêu kiểm soát nội bộ các khoản vay Nhận xét 1 Các khoản nợ ghi sổ là có thật (căn cứ hợp lý) Ít khi xét đến
2
Các nghiệp vụ nợ phải có sự phê chuẩn đúng đắn (sự phê chuẩn)
Rất quan trọng
3
Các nghiệp vụ nợ hiện có phải được ghi sổ đầy đủ (tính đầy đủ)
Quan trọng
^^4 Các khoản nợ, lãi được tính toán chính xác (sự đánh giá) Quan trọng
^5 Các khoản nợ, vay được phân loại chính xác (sự phân loại ) Quan trọng
6
Các nghiệp vụ vay, nợ được ghi sổ đúng theo thời điểm phát
sinh (thời gian) Quan trọng
SV: Nguyễn Thị Thu Hương MSV: 19A4020367
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
(Nguồn: Tác giả tự sưu tầm)
Sau khi KTV có được thông tin mô tả và bằng chứng về cách thiết kế cùng quá trình hoạt động của cơ cấu kiểm soát nội bộ, KTV thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát theo mục tiêu chi tiết:
(Nguồn: Tác giả tự sưu tầm)
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Các quá trình kiểm soát quan trọng đối với các khoản vay:
+ Sự phê chuẩn đúng đắn đối với các khoản tiền vay. Trách nhiệm đối với việc vay
phải được trao cho Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc ban quản lý cấp cao. Nói chung, phải có hai chữ ký người có quyền hạn đúng đắn trên tất cả các hợp đồng, khế ước vay tiền. Số tiền của khoản vay, lãi suất, phương thức hoàn trả và các tài sản cá biệt cầm cố
SV: Nguyễn Thị Thu Hương
23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
là tất cả các phần của hợp đồng được phê chuẩn. Bất cứ khi nào các khoản vay được gia hạn thì chúng cũng phải chịu các thủ tục phê chuẩn tương tự như các thủ tục của việc vay mới.
+ Các quá trình kiểm soát đầy đủ đối với việc hoàn trả vốn gốc và tiền lãi. Các nghiệp vụ hoàn trả vốn gốc và tiền lãi phải có đầy đủ chứng từ được phê duyệt đầy đủ. Ke toán tiến hành ghi sổ cũng phải lưu trữ các chứng từ liên quan này.
+ Chứng từ và sổ sách đúng đắn. Chúng bao gồm việc theo dõi các sổ phụ và quá trình kiểm soát các chứng từ đã thanh toán do một người có trách nhiệm thực hiện. Các chứng từ vay đã thanh toán phải được huỷ bỏ hoặc giữ lại dưới sự quản lý của một viên chức có thẩm quyền.
Quá trình kiểm tra độc lập định kỳ: Định kỳ, sổ sách chi tiết về các khoản vay phải
được so sánh với sổ cái tổng hợp và so sánh với sổ sách của người giữ các chứng từ vay,
việc này do một nhân viên không có trách nhiệm theo dõi sổ chi tiết thực hiện. Cùng lúc đó, một người độc lập phải tính lại phí tổn tiền lãi trên các chứng từ vay để khảo sát tính chính xác và tính đúng đắn của quá trình ghi sổ.
+ Nhận diện và đánh giá các nhược điểm; + Nhận diện các quá trình kiểm soát hiện có;
+ Nhận diện sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu; + Xác định khả năng các sai phạm có thể xảy ra.
Đánh giá rủi ro kiểm soát: rủi ro kiểm soát được đánh giá theo từng mục tiêu kiểm soát chi tiết.
1.3.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán các khoản vay là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập để đạt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
thiết kế thành hai phần: Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản (bao gồm: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư).
1.3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán các khoản vay bao gồm: thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản.
1.3.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Mục đích thử nghiệm kiểm soát: dựa trên cơ sở kết quả khảo sát về KSNB, KTV sẽ xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp.
Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thực hiện theo 4 bước cụ thể:
Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc.
Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trên bốn yếu tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán các khoản vay, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ.
Thứ hai, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay.
Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đã được tiến hành ở trên. Nếu hệ thống KSNB đối với khoản vay được thiết kế và vận hành
hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại.
Thứ ba, thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ).
Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ các khoản vay.
KTV thường sử dụng các thủ tục chủ yếu như: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu và thực hiện lại...
Thứ tư, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB.
SV: Nguyễn Thị Thu Hương MSV: 19A4020367
STT Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
Bảng đánh giá hệ thống KSNB bao gồm: Mục tiêu kiểm toán đối với vay nợ; thông
tin mô tả thực trạng vay, bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tương ứng; nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; đánh giá về hệ thống KSNB đối với khoản mục này.
1.3.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Thực hiện thủ tục phân tích
Đối với các khoản vay thì các thủ tục phân tích được áp dụng thường là: