Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba bước sau và đây cũng là quy trình kiểm toán áp dụng cho kiểm toán các khoản vay và các khoản mục khác trong kiểm toán BCTC.
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
SV: Nguyễn Thị Thu Hương MSV: 19A4020367
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
kiểm toán. Như vậy, đây là giai đoạn có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sót và hoàn tất công việc một cách nhanh chóng.
1.3.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là bước đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán và cuối cùng là ký kết hợp đồng kiểm toán. Để có thể thu thập được những thông tin cơ sở về khách hàng và đánh giá được khả năng chấp nhận hợp đồng, KTV tiến hành một số công
việc sau:
- Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng, tính độc lập của KTV, khả năng phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính liêm chính của BGĐ khách hàng. - Liên lạc với KTV tiền nhiệm về những vấn đề liên quan đến công cuộc kiểm
toán. KTV có thể xem hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc
lập kế
hoạch kiểm toán.
- Phỏng vấn trực tiếp BGĐ công ty khách hàng về lý do của cuộc kiểm toán.
1.3.1.1. Thu thập thông tin về các khoản vay
Các thông tin cơ sở cần thu thập đối với các khoản vay là: các thông tin chung về khách hàng như lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính để đánh giá tính hợp lý chung quy mô, cơ cấu các khoản vay; KSNB đối với các khoản vay, sơ đồ hạch toán các khoản vay, quản lý và sử dụng các khoản vay của khách hàng, tổ chức bộ máy kế toán.. ..Từ những hiểu biết trên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đối với các khoản vay từ đó thiết kế chương trình kiểm toán thích hợp.
1.3.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích cho các khoản vay
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: “Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thâp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
Mục tiêu của thủ tục phân tích các khoản vay sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán: Giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác
trong quy trình kiểm toán các khoản vay.
Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng bao gồm:
Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC.
Các chỉ tiêu phân tích ngang đối với kiểm toán các khoản vay bao gồm:
- So sánh tổng số tiền vay, lãi vay của kỳ này so với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. Qua đó, KTV thấy được những biến động bất thường và xác định các vấn
đề trọng
yếu.
- So sánh tổng tiền vay thực tế số liệu dự toán và ước tính của KTV.
- So sánh tỷ lệ tổng số tiền vay giữa công ty khách hàng với các đơn vị khác cùng quy mô trong cùng ngành.
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC.
Các tỷ suất thường dùng trong phân tích dọc có thể là các tỷ suất về khả năng thanh
toán, các tỷ suất về khả năng sinh lời,....
Mức độ tin cậy của quy trình phân tích các khoản vay: Kết quả của quy trình phân tích tùy thuộc 4 yếu tố: tính trọng yếu của tài khoản vay, các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán; độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khoản mục này.
Điều tra các yếu tố bất thường của các khoản vay: Nếu kết quả phân tích khoản mục có chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp.
SV: Nguyễn Thị Thu Hương MSV: 19A4020367
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
toán thực hiện. KTV đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC; cho từng nhóm giao dịch, số dư căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng nhóm giao dịch, số dư.
Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng
yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục. Công việc
này gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán.
Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán, KTV thường sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán
sau nhằm lựa chọn phương pháp kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.
AR = IR x CR x DR → DR = C A D
DR
Trong đó: AR: rủi ro kiểm toán. IR: rủi ro tiềm tàng.
Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
(Nguôn: GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2015), Giáo trình Lý thuyêt kiêm toán}
Công việc khởi đầu cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán các khoản vay là đánh giá rủi ro kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho các
SV: Nguyễn Thị Thu Hương
20
STT Vấn đề cần tìm hiểu Nội dung câu hỏi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
khoản vay ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào
2 yếu tố:
Một là, mức độ người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC cũng như tin tưởng vào số liệu.
Hai là, khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Nhất là các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu số dư các khoản vay cao, các yếu tố khác không thay đổi thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt và ngược lại.
Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng. Rủi ro
tiềm tàng đối với các khoản vay được hiểu là sự nghi ngờ một số dư các tài khoản vay trong một nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra. Rủi ro này liên quan đến hoạt động
và ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc đánh giá rủi ro cố hữu phụ thuộc vào:
Một là, bản chất kinh doanh của khách hàng; Hai là, tính trung thực của ban giám đốc; Ba là, kết quả các lần kiểm toán trước;
Bốn là, hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn; Năm là, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên;
Sáu là, các ước tính kế toán;
Bảy là, số lượng tiền của các số dư tài khoản các khoản vay.
1.3.1.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với
các
khoản vay
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm
SV: Nguyễn Thị Thu Hương MSV: 19A4020367
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGAN HÀNG
Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán các khoản vay có sự khác
nhau với những mục tiêu cụ thể khác nhau, các quá trình kiểm soát chủ yếu khác nhau. Nhưng đánh giá chung về hệ thống KSNB của các khoản vay bao gồm các nội dung sau: