Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 29 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới

Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất. Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định. Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác. Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai. Ngày nay, đất đai ở

Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển.

Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước. Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân. Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi, quyền thông hành địa dịch và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký.

Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha đất canh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình. Vì vậy Nhà nước có chế độ bảo hộ đặc biệt đất canh tác. Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất. Ở Trung Quốc, tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốc sách cơ bản của Trung Quốc

1.2.2. Thực trạng sử dụng đất đai của việt nam

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của nước ta là 33095,7 nghìn ha, được chia thành 3 nhóm chính, cụ thể như sau: Đất nông nghiệp: 26226,4 nghìn ha, chiếm 79,25 % tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 3705,0 nghìn ha, chiếm chiếm 11,19 % tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 3164,3 nghìn ha, chiếm 9,56% tổng diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố và được phân chia vào 6 vùng kinh tế. (Bảng 1.1)

Bảng 1.1: Diện tích đất theo đơn vị hành chính vùng năm 2011

STT Các vùng kinh tế Diện tích

(nghìn ha) Tỉ lệ

CẢ NƯỚC 33095.7 100

1 Đồng bằng sông Hồng 2106.8 6.4 2 Trung du và miền núi phía Bắc 9526.4 28.8 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 9583.8 28.9

4 Tây Nguyên 5464.1 16.5

5 Đông Nam Bộ 2359.8 7.1

6 Đồng bằng sông Cửu Long 4054.8 12.3

Nguồn:Tổng cục thống kê [19]

Theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, thì tỉnh có diện tích lớn nhất là tỉnh Nghệ An với diện tích tự nhiên là 1649,1 ha, tiếp đến là Sơn La (1417,4 ha), Thanh Hóa (1113,3 ha). Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Bắc Ninh (82,3 ha)...

Đất nông nghiệp

Tổng diên tích đất nông nghiệp của cả nước là 26226,4 nghìn ha, chiếm 79,25% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 0,289 ha/người.

Trong đó:

Đất lâm nghiệp

Diện tích lớn nhất 15366,5 nghìn ha chiếm 46,43% tổng diện tích tự nhiên. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp được sử dụng vào mục đích trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Trong đó đất rừng sản xuất 7431,9 nghìn ha chiếm 48,4%, rừng phòng hộ là 5795,5 nghìn ha chiếm 37,7%. Rừng tập trung nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Cao Bằng, Điên Biên...

- Đất nuôi trồng thủy sản: Có diện tích 689,8 nghìn ha, chiếm 2,08% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 2,63% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các

- Đất làm muối: Có diện tích 17,9 nghìn ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên - Đất nông nghiệp khác: có diện tích 26,1 nghìn ha, chiếm 0,08% diện tích đất tự nhiên

Đất phi nông nghiệp

Theo kết quả thống kê năm 2011, đất phi nông nghiệp có diện tích là 3705 nghìn ha chiếm 11,19% diện tích tự nhiên. Cụ thể với từng loại đất như sau: Đất ở: có diện tích 683,9 nghìn ha, chiếm 18,5% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 2,07% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: : Đất ở nông thôn: có diện tích 550,2 nghìn ha, chiếm 14,8% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất ở đô thị: có diện tích 133,7 nghìn ha, chiếm 3,6% diện tích đất phi nông nghiệp Đất chuyên dùng : có diện tích 1823,8 nghìn ha, chiếm 49,2% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 5,51% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: có diện tích 19,2 nghìn ha chiếm 0,52% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất quốc phòng, an ninh: có diện tích 337,9 nghìn ha, chiếm 9,12% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: có diện tích 260,1 nghìn ha chiếm 7,02% diện tich đất nông nghiệp, cụ thể: Đất có mục đích công cộng: có diện tích 1206,6 nghìn ha, chiếm 32,6% diện tích đất phi nông nghiệp, Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 14,7 nghìn ha, chiếm 0,4% diện tích đất phi nông nghiệp, và 0,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có diện tích 101,1 nghìn ha chiếm 2,72% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có diện tích 1077,5 nghìn ha chiếm 29,08% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp khác: có diện tích 4,0 nghìn ha, chiếm 0,1% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất chưa sử dụng

Cả nước có tổng diện tích đất chưa sử dụng là 3164,3 nghìn ha, chiếm 9,56% trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng, là 237,7 nghìn ha, chiếm 0,71% trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 2632,7 nghìn ha, chiếm 7,95% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy đất chưa sử dụng chủ yếu là diện tích đất đồi núi

chưa sử dụng, khó đưa vào sử dụng (trừ một số diện tích vùng đồi có thể đưa vào trồng rừng và cây ăn quả).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)