Đánh giá chung về về hiện trạng PCI năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 72)

6. Cấu trúc luận văn

2.7.2. Đánh giá chung về về hiện trạng PCI năm 2015

Theo đánh giá chung , tiếp cận đất đai theo các địa phương Việt Nam là

không dễ dàng (bảng 2.6)

Tiếp cận đất đai là một chỉ tiêu thành phần có điểm số trung bình thấp nhất so với các chỉ tiêu thành phần còn lại. So sánh theo qui mô, doanh nghiệp lớn có điểm số về đất đai cao hơn hẳn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVV).

Trong khi tỉ lệ các DNNVV có đất tương đối cao so sánh với các doanh nghiệp lớn, thì tỉ lệ các DNNVV có đất và sở hữu giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất (GCNQSDĐ) lại tương đối thấp so mvowis doanh nghiệp lớn. Trong bình 87% DNNVV có đất cụ thể, 93% doanh nghiệp siêu nhỏ, 83% doanh nghiệp nhỏ và 63% doanh nghiệp qui mô vừa có đất, mặt bằng sạn xuất kinh doanh (có thể nguồn gốc từ tài sản của cá nhân, gia đình, hoặc do nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, doanh nghiệp nhận quyền sử dụng đất, thuê đất từ nhà nước hoặc thuê cá nhân ...). Tuy nhiên với các doanh nghiệp có nguộn gốc nếu trên , chỉ 54% doanh nghiệp siêu nhỏ, 56% doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp qui ,mô vừa là có GCNQSDĐ; còn với các doanh nghiệp qui mô lớn, có tới 87% có GCNQSDĐ.

Những con số này lí giải phần nào cho việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp qui mô lớn. trung bình có 40% doanh nghiệp siêu nhỏ, 62% doanh nghiệp nhỏ và 74% doanh nghiệp qui mô vừa có khoản vay từ ngân hàng; con số này của các doanh nghiệp qui mô lớn lên tyowis 81%. Khoảng 90% DNNVV cho biết phải có tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, cao đáng kể hơn só với tỉ lệ của doanh nghiệp lớn (82%).

Các doanh nghiệp DNNVV đánh giá về tính ổn định cảu mặt bằng kinh doanh tương đối thấp so với các doanh nghiệp qui mô lớn. Chỉ 22% doanh nghiệp siêu nhỏ, 24% doanh nghiệp nhornvaf 29% doanh nghiệp qui mô vừa cho biết mức độ ổn định của mặt bằng kinh doanh cao (tính bằng nhận định rủi ro bị thu hồi đất); tỉ lệ này của các doanh nghiệp qui mô lớn là 31%. Đánh giá về khả năng được thu hồi bối thường thỏa đáng cho mặt bằng kinh doanh nếu bị thu hồi; 29% doanh nghiệp siêu nhỏ và 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết nhiều khả năng họ luôn được bồi thường thỏa đáng; con số này của các doanh nghiệp qui mô lớn là 37%.

Một đánh giá khác cũng cho thấy các DNNVV gặp khó khăn khi tiếp cận đất đai ở các địa phương so với doanh nghiệp qui mô lớn : 27% DNNVV cho biết họ không gặp phải khó khăn trong tiếp ccaajn đất hoặc mkowr rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với các doanh nghiệp qui mô lớn, tỉ lệ này là 35%.

Bảng 2.7: Đánh giá chỉ số tiếp cận tài nguyên đất các địa phương vùng Miền núi phía Bắc các năm 2007 - 2015

TT Tỉnh 2007 2010 2015 1 Thái Nguyên 6.28 6.25 6.67 2 Sơn La 7.03 6.25 6.28 3 Tuyên Quang 5.6 5.18 6.27 4 Bắc Giang 6.46 4.80 6.27 5 Lào Cai 6.27 7.46 5.62 6 Lai Châu 5.00 4.16 5.53 7 Yên Bái 6.70 6.61 5.27 8 Lạng Sơn 5.47 4.20 5.32 9 Hòa bình 6.72 7.32 5.27 10 Cao Bằng 5.24 4.51 5.18 11 Bắc Kạn 5.26 6.33 5.14 12 Phú Thọ 7.02 4.34 5.12 13 Điện Biên 6.21 6.73 4.94 14 Hà Giang 6.57 5.50 4.53 Nguồn : [3]

Số liệu trong bảng số liệu trên cho thấy chí số tiếp cận đất đai các tỉnh trong vung TDMNBB rất biến động. Đứng đầu về tiếp cận đất đai các năm 2007, 2010, 2015 là các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Thái Nguyên. Ở vị trí cuối bẳng trong vùng tương ứng là các tỉnh Lai Châu, Lai Châu, Hà Giang. Các tỉnh chậm cải thiện hiện trạng tiếp cận đất đai cho các doành nghiệp là các tinh : Lai Châu, Lạng Sơn, Bắc kajn, Cao Bằng.

Sự biến động thất thường và luôn ở mức thấp của các tỉnh trong trong dẫn tới nhận định chung - nói theo ngôn ngữ lịch sự là :"... tiếp cận đất đai không dễ dàng". Điều đó được diễn giải tại Báo cáo PCI Việt Nam năm 2015 như sau : Theo đánh giá chung , tiếp cận đất đai theo các địa phương Việt Nam là không dễ dàng.

Tiếp cận đất đai là một chỉ tiêu thành phần có điểm số trung bình thấp nhất so với các chỉ tiêu thành phần còn lại. Sop sánh theo qui mô, doanh nghiệp lớn có điểm số về đất đai cao hơn hẳn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV).

Trong khi tỉ lệ các DNVV có đất tương đối cao so sánh với các doanh nghiệp lớn, thì tỉ lệ các DNNVV có đất và sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lại tương đối thấp so mvowis doanh nghiệp lớn. Trong bình 87% DNNVV có đất cụ thể, 93% doanh nghiệp siêu nhỏ, 83% doanh nghiệp nhỏ và 63% doanh nghiệp qui mô vừa có đất, mặt bằng sạn xuất kinh doanh (có thể nguồn gốc từ tài sản của cá nhân, gia đình, hoặc do nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, doanh nghiệp nhận quyền sử dụng đất, thuê đất từ nhà nước hoặc thuê cá nhân ...). Tuy nhiên với các doanh nghiệp có nguộn gốc nếu trên, chỉ 54% doanh nghiệp siêu nhỏ, 56% doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp qui ,mô vừa là có GCNQSDĐ; còn với các doanh nghiệp qui mô lớn, có tới 87% có GCNQSDĐ.

Những con số này lí giải phần nào cho việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp qui mô lớn. trung bình có 40% doanh nghiệp siêu nhỏ, 62% doanh nghiệp nhỏ và 74% doanh nghiệp qui mô vừa có khoản vay từ ngân hàng; con số này của các doanh nghiệp qui mô lớn lên tới 81%. Khoảng 90% DNNVV cho biết phải có tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, cao đáng kể hơn só với tỉ lệ của doanh nghiệp lớn (82%).

Tiểu kết Chưong 2

Đất đai là một vấn đề phức tạp, gần 70% đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan tới đất đai. Tình trạng qui hoạch không đồng bộ, chất lượng thấp để lãng phí lớn đất hoang hóa, tình trạng nhỏ lẻ, manh mún trong sản xuất nông nghiệp kéo dài, quiền của người sử dụng đất chưa đủ mức để họ yên tâm đầu tư lâu dài hoặc quiền tài sản để xử lí các quan hệ lợi ích khi đất bị thu hồi, định giá đất, hỗ trợ tái định cư còn nhiều bất cập; tình trạng thất thu lớn của chủ sở hữu Nhà nước vì khung giá đất qui định thiếu cụ thể. Xét trên góc độ sở hữu, cả 3 nội dung: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vẫn chưa được qui định tường minh. Sự biến động thất thường vcaf luôn ở mức thấp của các tỉnh trong trong dẫn tới nhận định chung - nói theo ngôn ngữ lịch sự, là :"... tiếp cận đất đai không dễ dàng". Điều đó được diễn giải tại Báo cáo PCI Việt Nam năm 2015 như sau : Theo đánh giá chung , tiếp cận đất đai theo các địa phương Việt Nam là không dễ dàng. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu sâu hơn những giải pháp về sử dụng và quản lí nguồn tài nguyên đất đai bằng việc triển khai nghiêm túc luật đất đai năm 2013 cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân tố tiếp cận đất đai trong nền kinh tế thị trường.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHẢP QUẢN LI ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG 3.1. Định hướng sử dụng đất

Đến năm 2030 dân số của vùng dự báo sẽ là 20 - 22 triệu người trong đó 55% dân số ở khu vực đô thị, khi đó nước ta đã hoàn thành mục tiêu quốc gia về CNH-HĐH và trở thành một nước hiện đại với một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đứng vào hàng các nước phát triển và trở thành một nền kinh tế cầu nối khu vực. Nguồn lực con người năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, đi vào thế ổn định, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đứng trước thời cơ và thách thức lớn như: (i) Dân số đang ở thời kì “vàng” và tiếp tục gia tăng kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở, đất sản xuất tăng theo trong khi quỹ đất đai rất bị hạn chế; (ii) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa việc bảo vệ diện tích đất nông nghiệp mà đặc biệt là đất trồng lúa với việc phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng…(iii) Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tạo ra các hiện tượng thới tiết cực đoan như bão lũ lụt hạn hán…dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn, hoang hóa và thoái hóa đất làm thu hẹp diện tích đất mặn, nhất là đất nông nghiệp, đất trồng lúa.

Nếu tận dụng được thời cơ và vượt qua những thách thức trên đây thì có thể hi vọng đến năm 2030 sẽ có khoảng 98% diện tích đất tự nhiên được khai thác đưa vào sử dụng trong đó 78% sử dụng cho mục đích nông nghiệp và 13% sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp với những định hướng sau đây:

3.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Các vùng trồng lúa, màu: Dự kiến đến năm 2020, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đất lúa màu chuyển sang các mục đích khác 280,51ha và sẽ còn khoảng 4.000 - 4.200ha. Loại hình sử dụng đất

này được duy trì chủ yếu cho mục đích ổn định an ninh lương thực trên địa bàn các huyện.

Các vùng trồng cây ăn quả: Trong giai đoạn tới,cần chuyển một số diện tích trồng cây ăn quả ở trên cao không có nước tưới và cho hiệu quả kém sang trồng rừng sản xuất. Đến năm 2020, diện tích trồng cây ăn quả khoảng 18.500 ha (chủ yếu là cây vải, cam, mận…)

Một số vùng nông nghiệp sinh thái: Phát triển du lịch sinh thái có khả năng đầu tư trở thành thế mạnh của vùng

3.1.2. Đất lâm nghiệp

Tiến hành sắp xếp, củng cố lại hệ thống tổ chức các lâm phận, đơn vị quản lý rừng. Ngăn chặn nạn khai thác lâm sản trái phép, đốt phá rừng làm rẫy, tăng cường biện pháp bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Chú trọng đầu tư các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng và độ che phủ của rừng. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng tập trung với trồng cây xanh cho các đô thị, vành đai vườn, trồng cây phân tán dọc đường giao thông, ven sông suối nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ dân dụng, củi gia dụng, tạo cảnh quan du lịch.

Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên,bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn. Chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển, chắn sóng, chống cát bay, cát chảy và tạo cảnh quan phục vụ du lịch. Xây dựng các khu rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ biên giới, dọc đường

Tận dụng, khai thác triệt để đất chưa sử dụng vào phát triển lâm nghiệp. Thực hiện phương thức nông, lâm kết hợp, phát triển mô hình vườn đồi, vườn rừng. Khuyến khích trồng cây có giá trị kinh tế xuất khẩu như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây gió... vừa đảm nhận chức năng phòng hộ.

Đến năm 2020 và xa hơn, định hình quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào chiều hướng ổn định với tổng diện tích khoảng 6590 nghìn ha với hệ thống rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ khoảng 2560 nghìn ha.

Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, trong đó tiếp tục bảo tồn và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo, Hoàng Liên, Ba Bể, Bái Tử Long, xuân sơn.

3.1.3. Đất công nghiệp

Sẽ cơ bản ổn định ở mức 100-120 nghìn ha so với 25 nghìn ha hiện nay phân bố hợp lý trên toàn lãnh thổ cho công nghiệp chế biến chế tác công nghệ cao, năng lượng khai khoáng…. Đến năm 2020 sẽ có 45 khu công nghiệp, trong đó có 11 khu công nghiệp thuộc 6 khu kinh tế ven biển và 5 khu kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích 120 nghìn.

3.1.4. Đất đô thị

Sẽ mở rộng ra đén khoảng 80 nghìn ha để đảm bảo đời sống cho 45% dân số TDMNBB với chất lượng cao theo mô hình mạng lưới, có sự liên kết theo cấp bậc của từng loại đô thị, có cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại, có vị thế xứng đáng và tính cạnh tranh cao so với cả nước. Không gian đô thị được phân bố hợp lý giữa các vùng miền đồng thời tạo ra các trục hành lang và cực tăng trưởng có tác dụng đầu tàu. Đến năm 2020 dự tính sẽ có 200 đô thị và mức đô thị hóa đạt 35 % với diện tích khoảng 80 nghìn ha

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất

3.2.1. Giải pháp về quản lý

(1) Tăng cường công tác tuyên truyền luật giáo dục về đất đai

Hiện nay, ý thức của cán bộ và nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý và sử dụng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó phải nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho các chủ thể này. Để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, đảm bảo cho ý thức pháp luật đất đai trở thành nhân tố tác động có hiệu quả tới công tác quản lý thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, nâng cao kiến thức pháp luật về đất đai cho cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ Địa chính - Nhà đất và nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng.

(2) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác địa chính. Về thực tế cho thấy cán bộ của ngành địa chính còn quá mỏng.

Đặc biệt, ở cấp xã chỉ có 01 cán bộ địa chính, lại thường không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về đất đai mà chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm. Vì vậy, cán bộ địa chính không nắm bắt được kịp thời và đầy đủ về quản lý đất đai, khi để xảy ra vi phạm, đã không có biện pháp ngăn chặn được kịp thời và càng để lâu lại càng khó xử lý. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính và phải chú trọng cả hai phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn.

(3) Cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý đất đai

Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai là một hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước gồm các cấp từ trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai trên tầm vĩ mô.

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai là bao gồm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy và mối liên hệ giữa các bộ phận để bộ máy hoạt động có hiệu quả. Xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai nhằm quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai trên phạm vi lãnh thổ từ đó có chiến lược, kế hoạch, các dự án phân bổ sử dụng đất cho các bộ phận, các thành phần đảm bảo công bằng và hiệu quả; đảm bảo việc tổ chức thực hiện các quy định về pháp luật. Trước hết, cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan địa chính các cấp theo hướng gọn nhẹ, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt đảm bảo bộ máy hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý đất đai bên cạnh việc tổ chức lại bộ máy cần tổ chức đào tạo lại nghiệp vụ cho toàn bộ đội ngũ cán bộ địa chính làm công tác đo đạc bản đồ và đăng ký đất đai ở tất cả các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, phường, những người mang trách nhiệm và nhiệm vụ rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)