Đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 78 - 79)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Đất lâm nghiệp

Tiến hành sắp xếp, củng cố lại hệ thống tổ chức các lâm phận, đơn vị quản lý rừng. Ngăn chặn nạn khai thác lâm sản trái phép, đốt phá rừng làm rẫy, tăng cường biện pháp bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Chú trọng đầu tư các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng và độ che phủ của rừng. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng tập trung với trồng cây xanh cho các đô thị, vành đai vườn, trồng cây phân tán dọc đường giao thông, ven sông suối nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ dân dụng, củi gia dụng, tạo cảnh quan du lịch.

Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên,bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn. Chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển, chắn sóng, chống cát bay, cát chảy và tạo cảnh quan phục vụ du lịch. Xây dựng các khu rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ biên giới, dọc đường

Tận dụng, khai thác triệt để đất chưa sử dụng vào phát triển lâm nghiệp. Thực hiện phương thức nông, lâm kết hợp, phát triển mô hình vườn đồi, vườn rừng. Khuyến khích trồng cây có giá trị kinh tế xuất khẩu như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây gió... vừa đảm nhận chức năng phòng hộ.

Đến năm 2020 và xa hơn, định hình quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào chiều hướng ổn định với tổng diện tích khoảng 6590 nghìn ha với hệ thống rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ khoảng 2560 nghìn ha.

Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, trong đó tiếp tục bảo tồn và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo, Hoàng Liên, Ba Bể, Bái Tử Long, xuân sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 78 - 79)