Thực trạng quản lí đất đai của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 33 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Thực trạng quản lí đất đai của Việt Nam

1.2.3.1. Công tác điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác Đo đạc bản đồ

Từ năm 1995 Tổng cục Địa chính đã triển khai đo đạc thành lập bộ bản đồ biên giới Việt - Lào ở tỷ lệ 1/50.000 gồm 63 mảnh; đo đạc xác định toạ độ của 116 trong tổng số 214 mốc biên giới theo sự thỏa thuận phân công giữa hai nước.

Năm 2000, đã hoàn thành bộ bản đồ địa hình biên giới Việt - Trung ở tỷ lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh; phục vụ đàm phán và ký kết Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Xây dựng 3 trạm GPS cố định tại Lai Châu, Hà Giang và Cao Bằng phục vụ công tác phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2001 triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền với khoảng 1.200 mốc.

Năm 2004 Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã kết thúc và chính thức công bố hoàn thành mạng lưới địa chính cơ sở và hệ thống bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000 phủ trùm toàn quốc, đồng thời giới thiệu sử dụng hệ thống trạm định vị DGPS quốc gia vào tháng 12 năm 2004.

Ngày 2/5/2012, Thủ tướng đã ký quyết định về việc phê duyệt dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”. Trong đó, mục tiêu của dự án nhằm phân chia các đơn vị hành chính, xác định rõ phạm vi quản lý theo địa bàn lãnh thổ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giữa các huyện, quận, thị xã… Đồng thời, sử dụng bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 hệ tọa độ quốc gia VN-200 để xác định phạm vi quản lý các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm… trên vùng biển Việt Nam. Đối với huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa sử dụng bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25.000 làm sơ đồ thuyết minh.

Tổng diện tích đo vẽ bản đồ địa chính trong cả nước đã đạt trên 70%, tăng mạnh nhất ở khu vực đất lâm nghiệp

Bảng 1.2: Hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính chính quy trên toàn quốc từ 2007 – 2013

Năm Diện tích đã đo bản đồ địa chính chính quy Trong đó 1/200 1/500 1/1000 1/2000 1/5000 1/10 000 2007 11,138,098.75 10,817.17 173,798.70 1,023,198.94 3,478,888.12 2,690,983.10 3,760,412.72 2011 24,790,718.03 15,316.17 231,783.19 1,445,454.09 4,292,487.12 3,140,755.86 15,664,921.61 Tăng từ 2007-2013 13,652,619.28 4,499.00 57,984.50 422,255.14 813,599.00 449,772.76 11,904,508.88 Nguồn:Tổng cục thống kê[19]

Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (gọi tắt là DA Tổng thể) được triển khai ở 63 tỉnh, thành (2008-2010, định hướng 2015) nhằm hoàn thành mục tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuẩn hóa đồng bộ hệ thống hồ sơ địa chính trên cả nước.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia. (Phụ lục 1)

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Giao đất : Giao đất nghĩa là việc một cơ quan nhà nước trao quyền sử dụng một mảnh đất nào đó cho người sử dụng cụ thể, thường là thông qua quyết định hành chính.

Theo thống kê năm 2011, cả nước thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 14,057 triệu ha; trong đó có 9,053 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp (89%), 569 nghìn ha đất nuôi trồng thủy sản; 4,415 triệu ha đất lâm nghiệp, 10 nghìn ha đất làm muối và hơn 9 nghìn ha đất nông nghiệp khác.

Cả nước hiện đã cấp được 16,163 triệu giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 7,13 triệu ha (đạt 85,2%); các loại đất nông nghiệp còn lại đã cấp 1,068 triệu giấy chứng nhận với diện tích 579 nghìn ha

Chuyển mục đích sử dụng: Trong các năm 1993 – 2008, gần nửa triệu ha đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất đô thị, công nghiệp hay thương mại

Thuê đất, thu hồi đất : Cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư giữa tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân với tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn còn tạo ra sự bất bình đẳng không chỉ về kinh tế mà cả trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một trong những vấn đề vướng mắc ở nhiều địa phương, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, chưa tạo được sự đồng thuận giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền địa phương. Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thiếu sự thống nhất giữa các dự án thu hồi đất để sử dụng vào mục đích vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với các dự án thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người thuộc diện thu hồi đất còn thiếu ổn định và có sự khác nhau giữa các địa phương đã gây nên sự mất công bằng đối với người sử dụng đất.

1.2.3.2. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính

Đến nay, trên 92% số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; lập sổ mục kê đất cho 85,9% số xã; lập sổ địa chính cho 79,3% số xã. Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý là một tiến bộ quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Tính đến ngày 31/12/2011,

Tổng cục Quản lý đất đai đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính trên cả nước với tổng diện tích trên 25 triệu ha đất, chiếm 76% tổng diện tích cần đo đạc.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tính đến tháng 12/2011, Các địa phương trong cả nước đã cấp được 34.368.283 GCNQSD đất các loại với tổng diện tích 20.387.959 ha.

Nhìn chung, số lượng tồn đọng chưa cấp GCN các loại đất tập trung ở đất chuyên dụng, đất ở đô thị, GCN cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở, chung cư nhỏ và các khu vực ven đô thị lớn. Phần lớn các trường hợp này không có giấy tờ hợp lệ, đang vướng mắc, vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng. Cùng với đó, các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các địa phương còn thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ, kinh phí đầu tư đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp GCN, xây dựng hồ sơ địa chính còn hạn chế.

Tiểu kết chương 1

Đất là tài nguyên cơ bản và quan trọng chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm cây trồng. Đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quý giá nhất của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH, những năm gần đây hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, tỉ lệ dân thành thị gia tăng. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý và quản lý đất triệt để thì vai trò của đất sẽ được phát huy. Quản lý đất đai là nội dung rất quan trọng và cần thiết trong quản lý nhà nước. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của nước ta quy định tại điều 6 Luật đất đai 2003 bao gồm 13 nội dung. Việc ban hành và thực hiện tốt 13 nội dung này là cơ sở cần thiết nhằm sử dụng và khai thác tốt khả năng của đất đai. Phân loại đất theo mục đích sử dụng thì đất đai nước ta được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Chương 2

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐẤT VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)