Giải pháp về sử dụng tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 84 - 85)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giải pháp về sử dụng tài nguyên đất

(1)Tăng cường quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất nói chung phải tiến hành theo 7 nguyên tắc mà FAO, IFAD, UNCTAD và các đối tác phát triển khác đã tổng kết đó là : (1) Tôn trọng các quyền về đất đai và tài nguyên hiện có; (2) Bảo đảm an ninh lương thực; (3) Bảo đảm minh bạch, quản trị tốt và môi trường hoạt động thuận lợi; (4) Tham khảo ý kiến và khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan; (5) Đầu tư sản xuất nông nghiệp- chế biến một cách có trách nhiệm; (5) Bảo đảm bền vững xã hội; (7) Bảo đảm bền vững môi trường.

Các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá tác động môi trường phải được áp dụng trong mọi đề xuất xây dựng quy hoạch. Ngoài ra các quy hoạch và đánh giá trên còn phải tính đến những tác động dự kiến của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất.

Cần áp dụng cách tiếp cận quy hoạch không gian tổng hợp, nhằm hướng tới sử dụng đất và các tài nguyên khác liên quan đến đất một cách bền vững hơn. Khung quy hoạch không gian tổng hợp cần phải kết hợp quy hoạch chung ở cấp tỉnh, được bổ trợ bởi quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở cấp huyện và một hệ thống phân loại theo từng cấp.

(2) Tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong phát triển sản xuất.

Áp dụng các tiến bộ KHCN phù hợp với tính đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp. Ưu tiên đón đầu các thành tựu, công nghệ tiên tiến, hiện đại

vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị và công nghiệp... nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai.

(3) Bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường và bảo đảm phát triển bền vững. Ngay từ bây giờ, việc sử dụng đất phải gắn chặt với các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cần chủ động có những chính sách, đối sách phù hợp theo hướng : (i) Thực hiện các biện pháp trồng rừng theo hình thức nông - lâm kết hợp trên đất dốc, hạn chế việc cày xới bề mặt đất trong mùa mưa và khai thác trắng đối với rừng sản xuất, để chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. (ii) Tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất, trồng cây chắn sóng, chắn cát ven sông biển, hạn chế việc chuyển rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thuỷ sản và một số mục đích khác. (iii) Sử dụng đất khai thác khoáng sản và làm nguyên vật liệu xây dựng phải có phương án bảo vệ môi trường; sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử đụng đất ban đầu, hoặc trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. (iv) Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng, tích cực đưa mặt nước hoang hoá vào sử dụng; mở rộng nuôi quảng canh, chương trình nuôi trồng thuỷ sản trên biển. (v) Khuyến khích việc đa dạng hóa nông nghiệp, tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp liên hoàn ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 84 - 85)