Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội vùng TDMN Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 37)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội vùng TDMN Bắc Bộ

2.1.1. Vị trí địa lí

Trung du miền núi Bắc Bộ là một vùng có vị trí địa lí khá đặc biệt. Nằm trong khoảng hệ tọa độ địa lí từ 20018’B đến 23023’B và từ 102009’Đ đến 108009’Đ. Phía bắc giáp các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) với chiều dài đường biên giới trên đất liền là hơn 1400km; phía tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với chiều dài đường biên giới 613km; phía nam tiếp giáp vùng Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ; phía đông tiếp giáp với Biển Đông – một vùng biển giàu tiềm năng.[29]

Vị trí địa lí của TDMNBB có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và có ảnh hưởng nhất định tới công tác quản lí, quy hoạch sử dụng đất nói riêng.

2.1.2. Phạm vi lãnh thổ

TDMNBB bao gồm 14 tỉnh và được chia làm 2 tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc trong đó: Đông Bắc gồm 11 tỉnh: Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn; Quảng Ninh.Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu. Tính đến năm 2014 toàn vùng có 123 huyện, 13 thành phố, và 5 thị xã trực thuộc tỉnh.

2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.3.1. Địa hình

TDMNBB có địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi, với độ chia cắt lớn và cấu trúc địa hình tương đối phức tạp, phân hóa mạnh mẽ với nhiều dãy núi cao, đan xen là các thung lũng sông và cao nguyên. Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. Đặc biệt là dãy núi Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi cao trên 3000m trong đó đỉnh

Phan Xi Phăng được coi là nóc nhà của Đông Dương với độ cao 3143m. Dãy núi này tạo nên sự khác biệt về khí hậu, thủy văn, sinh vật cũng như sự phân hóa về thổ nhưỡng của 2 tiểu vùng Đông Bắc Và Tây Bắc. Chính những đặc điểm về địa hình này quyết định các mô hình sử dụng đất của vùng TDMNBB mang lại hiệu quả kinh tế đặc thù của vùng núi.

2.1.3.2. Khí hậu

Vùng TDMNBB có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với một mùa đông lạnh nhất cả nước. Nhiệt độ trung bình năm từ 210c – 240c, có 3 tháng nhiệt độ dưới 180c; lượng mưa trung bình năm đạt 1700-2000mm/năm, mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Mưa tập trung theo mùa với đặc điểm địa hình đồi núi dốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng do lũ ống, lũ quét, sạt lỡ đất.[29]

Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời tiết hanh khô, ít mưa, kèm theo những đợt gió mùa Đông Bắc. Độ ẩm trung bình năm từ 80-83%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của vị trí địa lí, diện tích trải rộng và sự phân hóa địa hình đa dạng, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở mức độ khác nhau nên vùng TDMNBB hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau và trong mỗi tiểu cũng có sự phân hóa theo đai cao và đai ngang.

Nhìn chung, khí hậu vùng TDMNBB là điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp đa dạng, phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và dược liệu có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, nuôi các loài cá nước lạnh…Tuy nhiên, để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, ổn định đời sống và sinh hoạt cần phải có những giải pháp hữu hiệu.

2.1.3.3. Thủy văn

TDMNBB có hệ thống sông ngòi dày đặc, là lưu vực đầu nguồn của nhiều con sông lớn như: Sông Hồng, Sông Thái Bình, Sông Mã…sông ngòi phân bố khá dày đặc, với mật độ trung bình đạt 1.5Km/Km2

Chế độ thủy văn của sông phụ thuộc vào chế độ mưa và khẳ năng điều tiết của các lưu vực sông. Lưu lượng trên các sông suối mùa lũ chiếm từ 65- 70% lượng nước cả năm, trên hệ thống các sông lớn người ta đã tiến hành xây dựng các hồ, đập thủy điện mang liệu hiệu năng cao: thủy điện Hòa Bình, Sơn

La, Lai Châu, Thác Bà, Na Hang…ngoài vai trò thủy điện, các hồ nước còn đóng vai trò điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt vùng hạ lưu

Ngoài hệ thống sông ngòi, TDMNBB còn có hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo (Ba Bể, Hồ Núi Cốc) bên cạnh vai trò thủy lợi và thủy điện còn là môi trường nuôi trồng thủy sản, giao thông và khai thác phục vụ du lịch

Nguồn nước dưới đất cũng khá phong phú. Việc khai thác nước ngầm để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt nhất là vùng có địa hình cacxtơ.

2.1.3.4. Thổ nhưỡng

Vùng TDMNBB có nguồn tài nguyên đất đa dạng với 12 nhóm đất chính, mỗi nhóm đất có đặc điểm riêng phù hợp với khả năng sử dụng khác nhau:

+Đất feralit đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất và phân bố hầu hết ở các tỉnh, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm đặc biệt cây chè, cây ăn quả và trồng rừng. Đất feralit phát triển trên đá vôi phong hóa chiếm diện tích lớn ở Đông Bắc, loại đất này nếu được tưới nước đầy đủ hoặc có độ ẩm cần thiết rất thích hợp cho các loại cây trồng, cây ăn quả, rau màu, thuốc lá, dược liệu…

+Đất phù sa phân bố dọc thũng lũng sông suối và các bồn địa, thích hợp cho trồng lúa và các cây hoa màu.

+Ngoài ra, các loại đất khác như đất xám bạc màu, đất mùn alit núi cao, đất cát, đất phèn…Do địa hình dốc, chia cắt mạnh, mưa tập trung theo mùa nên đất rất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Biện pháp để sử dụng các loại đất này đó là trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, trồng và bảo vệ rừng.

Diện tích đất trống, đồi trọc, vùng TDMNBB còn chiếm tỉ lệ khá lớn. Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng. Nhờ chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và mô hình canh tác nông – lâm kết hợp được triển khai rộng rãi mà độ che phủ rừng tăng lên nhanh.

Hình 2.2: Bản đồ đất vùng TDMN Bắc Bộ

2.1.3.5. Khoáng sản

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng khá phong phú và đa dạng, nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa phát triển công nghiệp đối với cả nước như than đá, apatit, khoáng sản kim loại màu. Đây là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nhiệt điện…

2.1.4. Dân cư - xã hội

Theo số liệu thống kê 2014, dân số của toàn vùng là 11,667.5 nghìn người với mật độ dân số là 122 người/km2 (không tính tỉnh Quảng Ninh). Thành phần dân tộc tương đối đa dạng với hơn 40 dân tộc sinh sống [19]. Người Thái, Mường… ở Tây Bắc và người Tày, Nùng, Mông, Dao… ở Đông Bắc. Người Kinh cư trú hầu hết ở các địa phương. Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Tuy nhiên, giữa Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác biệt đáng kể về sự cư trú và trình độ phát triển.

2.2. Tình hình quản lý sử dụng tài nguyên đất của trung du và miền núi Bắc Bộ qua các thời kì Bắc Bộ qua các thời kì

2.2.1. Thời kì phong kiến và thực dân phong kiến

Thời kì phong kiến (từ 938 đến 1858) : Từ thế kỉ thứ X đến XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ phận bao gồm ruộng làng xã, ruộng quốc khố và ruộng phong cấp. Chính vì thế dân ta có câu: “đất vua, chùa làng”.

Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử lâu đời, để nắm vững và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã lập hồ sơ quản lý đất đai như: Sổ địa bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh Mạng.

Thời kì thực dân phong kiến : Do chính sách cai trị của thực dân Pháp, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau. Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc vảo Bắc kì của thời kì phong kiến nên bị quản lí

bởi chế độ bảo thủ để áp dụng với bất động sản của người Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc; Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29-3-1925 áp dụng cũng được áp dụng tại Bắc Kỳ

2.2.2. Thời kỳ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay

Cách mạng tháng 8 thành công Nhà nước Việt Nam DCCH ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc với người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu tiên ra đời đã thể hiện ý trí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lí và sử dụng đất đai. Tháng 11/1953, Hội nghị lần thứ 5 của BCHTƯ Đảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quy định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng năm 1956 đã hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho nhân dân xóa bỏ giai cấp địa chủ. Tuy nhiên công tác này gập lại những sai lầm, nhưng dã nhanh chóng đựoc sửa sai.

Để ổn định tình trang sử dụng đất ở nông thôn Chính phủ đã ban hành chỉ thị 354/TTg. Trong đó có việc hợp thức hóa nông nghiệp, người dân làm ăn theo công điểm nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành chính sách khoán mười (Nghị quyết 10 – NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích thích tính chủ động sáng tạo của người dân, hàng hóa tham gia sản xuất.

Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân về đất đai.

Từ năm 1980 đến năm 1988: Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất cả nước sau khi đất nước được thống nhấtgồm : Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất; Thồng kê, đăng kí đất đai; Quy hoạch sử dụng đất; Giao đất thu hồi đất, trưng dụng

đất.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý đất; Giải quyết các tranh chấp về đất; Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy

Từ năm 1988 đến nay: Luật đất đai năm 1988 gồm 6 chương 57 điều, được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1987 và được chủ tịch HDBT công bố ngày 8 tháng 1 năm 1988. Đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (5 loại đất) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Luật đất đai năm 1993: Nội dung gồm 7 chương 89 điều, được quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993. Trong quá trình thi hành luật đất đai 1988 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp. Luật đất đai 1993 ra đời thay thế luật đất đai 1988. Luật khẳng định lại quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nội dung).

Luật đất đai 2003: Nội dung của luật gồm 7 chương và 146 điều được nhà nước CHXHCNVN thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai năm 1993 và các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Luật đất đai 2013: Nội dung của luật gồm 13 chương và 212 điều được nhà nước CHXHCNVN thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai năm 1993 và các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001,2003 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đất đai

2.3.1. Ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản văn bản

Ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước nói chung và trung du và niền núi Bắc Bộ nói riêng.

Ngày 29/12/1987, Quốc hội chính thức thông qua Luật đất đai 1987 về giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công tác quản lý sử dụng đất đai trong giai đoạn xây dựng đổi mới đất nước.

Hiến pháp năm 1992 có ghi đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Luật đất đai 1993 được thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Tiếp đó là Luật đất đai bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993, 2001.

Ngày 26/11/2003 Quốc hội đã thông qua Luật đất đai năm 2003 đã vận dụng cũng như kế thừa những chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trước đây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.

Cùng với Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã ban hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị … đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai.:Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai,Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về GCNQSDĐ, QSHNƠ, và tài sản khác gắn liền với đất…

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhằm quản lý thống nhất toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật. Tuy nhiên hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, thiếu ổn định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.

2.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)