Vấn đề sử dụng và quản lí đất ở các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 63 - 70)

6. Cấu trúc luận văn

2.6.2. Vấn đề sử dụng và quản lí đất ở các địa phương

2.6.2.1. Công tác quy hoạch và sử dụng đất các cấp chính quyền địa phương

Theo đánh giá của các tỉnh trong vùng TDMN Bắc Bộ, Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tích cực vào việc SDĐ hợp lý và có hiệu quả. Việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đất đai quy định; nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch SDĐ của các cấp chính quyền được nâng lên, tình trạng vi phạm trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ ở các địa phương giảm. Quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã góp phần tích cực khôi phục, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng kinh tế. Diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường; đáp ứng khả năng mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hoá, cũng như tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong công tác này cũng còn những hạn chế. Đó là chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, cho các dự án đầu tư để đưa vào quy hoạch, kế hoạch SDĐ chưa tính toán khoa học và sát với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, nhu cầu thị trường bất động sản, dẫn tới tình trạng vừa thiếu vừa thừa quỹ đất và thường xuyên phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Quy hoạch còn thiên về sắp xếp các loại đất theo mục quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong SDĐ, chưa phát huy cao tiềm năng đất đai. Một số chỉ tiêu thực hiện không đạt so với kế hoạch SDĐ đề ra. Các hệ thống chỉ tiêu SDĐ trong nội dung quy hoạch, kế hoạch SDĐ thời kỳ trước áp dụng chung cho cả 4 cấp, nên không xác định được rõ trách nhiệm của từng cấp. Việc lấy ý kiến người dân, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ tại nhiều địa phương còn mang tính hình thức, chưa tăng

cường sự giám sát của người dân, dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quản lý đất đai. Công tác GPMB tạo quỹ đất sạch chậm, ảnh hưởng đến triển khai xúc tiến đầu tư phát triển các khu công nghiệp, du lịch, khu đô thị… Một số địa phương chưa tiết kiệm SDĐ nông nghiệp, vẫn còn tình trạng lấy đất nông nghiệp có năng suất cao để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong khi vẫn còn nhiều các loại đất khác. Hiệu lực của quy hoạch, kế hoạch SDĐ còn thấp…

2.6.2.2. Đánh giá một số giải pháp về qui hoạch và quản lí sử dụng đất

Trước tình hình hình nói trên, các địa phương trong vùng đang triển khai một số giải pháp về qui hạch và quản lí sử dụng tài nguyên đất:

Một là, giải pháp về chính sách: Thực hiện tốt chính sách về thuế SDĐ và các khoản tiền có liên quan đến SDĐ, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu hút đầu tư, tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng hiệu quả SDĐ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật và chính sách của Nhà nước, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc, tồn tại về quản lý đất đai, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện việc khai thác SDĐ có hiệu quả. Kiên quyết, hạn chế và nhanh chóng chấm dứt việc giao đất đầu tư xây dựng khi chưa có các kế hoạch cụ thể để thực hiện đầu tư hạ tầng. Có chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù. Có chính sách đền bù hợp lý, thoả đáng đúng theo quy định của Nhà nước khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. Xây dựng chính sách miễn, giảm giao đất có thu tiền SDĐ; tiền thuê đất đối với các dự án thu hút đầu tư của tỉnh, các dự án đầu tư trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, dạy nghề, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường...

Hai là, giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư: Thực hiện đào tạo nghề cho nguồn nhân lực nhàn rỗi trong nhân dân để đáp ứng lao động tại chỗ cho các khu công nghiệp, các cơ sở SXKD, thương mại, dịch vụ. Tăng cường công

tác tổ chức cán bộ ngành TN&MT đủ mạnh từ tỉnh đến xã, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn và chính sách cho cán bộ địa chính cấp xã. Huy động vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các công trình dự án.

Ba là, giải pháp về KHCN: Áp dụng các tiến bộ KHCN phù hợp với tính đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp. Ưu tiên đón đầu các thành tựu, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị và công nghiệp... nhằm tăng hiệu quả SDĐ đai.

Bốn là, giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường: Thực hiện các biện pháp trồng rừng theo hình thức nông - lâm kết hợp trên đất dốc, hạn chế việc cày xới bề mặt đất trong mùa mưa và khai thác trắng đối với rừng sản xuất, để chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. Tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất, trồng cây chắn sóng, chắn cát ven sông biển, hạn chế việc chuyển rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thuỷ sản và một số mục đích khác. SDĐ khai thác khoáng sản và làm nguyên vật liệu xây dựng phải có phương án bảo vệ môi trường; sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt SDĐ ban đầu, hoặc trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. Có kế hoạch khai hoang, phục hoá, lấn biển để tăng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và tạo thêm mặt bằng xây dựng. Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng, tích cực đưa mặt nước hoang hoá vào sử dụng; mở rộng nuôi quảng canh, chương trình nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Giao đất cụ thể đến các đối tượng trực tiếp SDĐ, phát triển cơ sở hạ tầng. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và các vốn rừng hiện có... Cuối cùng là giải pháp về tổ chức thực hiện: Rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa và công khai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật đất đai, đảm bảo cho việc SDĐ đúng quy hoạch, kế hoạch...

2.6.2.3. Kinh nghiệm bản địa của cộng đồng các dân tộc trong sử dụng và quản lí tài nguyên đất vùng cao

Vùng TDMN Bắc Bộ có sự phân hóa thành ba rẻo: cao, giữa, thấp, tương ứng gọi là vùng cao, vũng giữa và vùng thấp. Trong ba vùng nói trên, việc nghiên cứu sử dụng và quản lí tài nguyên đất vùng cao có vai trò quan trọng để giảm nghèo bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, đặc biệt là hai dân tộc Mông, Dao, đồng thời bảo vệ đất - rừng đầu nguồn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước cho toàn vùng và vùng Đông bằng sông Hồng với Thủ đô Hà nội có vị trí đặc biệt đối với đất nước.

Nhờ công trình nghiên cứu sâu sắc của PGS.TS Dương Quỳnh Phương trong ấn phẩm "Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục đích phát triển bền vững" [20] và các đồng nghiệp địa lí [15], [27], đồng thời theo sự quan sát của chúng tôi, trong sử dụng và quản lí tài nguyên đất vùng cao nổi lên một số vấn đề sau:

Thứ nhất : Vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội truyền thống (dòng họ, già làng, trưởng bản) trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý đất.

Đất là nguồn tài nguyên gắn liền với lợi ích của từng cá nhân, từng cộng đồng. Trên những địa bàn có người Mông và Dao sinh sống, việc quản lý đất ngoài các cơ chế và chính sách của nhà nước thì ở mỗi một làng bản đều có sự quản lý đất đai theo hai mức độ : đất đai do cộng đồng quản lý và đất đai do hộ gia đình quản lý. Trong mỗi bản, mọi thành viên đều có quyền khai phá đất đai của bản để trồng trọt. Người già có trách nhiệm trao truyền cho con cháu biết về đất đai, gianh giới của bản mình.

Hình 2.7: Sơ đồ quản lý đất ở vùng cao (trường hợp dân tộc Mông, Dao)

Nguồn : [20]

Đối với đồng bào dân tộc vùng cao, chủ yếu là hai dân tộc Mông, Dao và một số dân tộc thiểu số khác, tính cộng đồng thể hiện rất cao trong nhiều lĩnh vực và trong việc quản lý đất đai cũng thể hiện rõ đặc điểm đó. Ngày nay theo cơ chế quản lý của nhà nước, đất đai của từng hộ gia đình, của từng thôn bản do xã, huyện (phòng địa chính, hạt kiểm lâm, hội nông dân…) đứng ra phân chia và quản lý. Tuy có một số điểm khác nhất định trong cách quản lý đất đai, nhưng vẫn có thể thấy được việc quản lý đất đai trước kia và hiện nay đều ở hai mức độ : đất đai do cộng đồng quản lý và đất đai do hộ gia đình quản lý.

Với cách quản lý đất đai đó đã thể hiện được tính bình đẳng và tự nguyện, đồng thời đảm bảo được lợi ích cho từng hộ gia đình và cả cộng đồng. Việc áp dụng các chính sách, luật đất đai cũng cần phải lưu ý cách quản lý mang tính cộng đồng và các luật tục của địa phương để đảm bảo được sự hài hoà giữa cách quản lý cổ truyền và cách quản lý theo chính sách nhà nước.

SỬ D U N G CH U N G RỪNG ĐẦU NGUỒN HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÍ G IA O C H O HỘ KHU RỪNG ĐỂ KHAI THÁC CỦI, GỖ

KHU CHĂN NUÔI GIA SÚC KHU VỰC CANH TÁC NÔNG NGHIỆP KHÔNG CÓ QUYỀN THỪA KẾ THỪA KẾ CHO CON TRAI ĐẤT ĐAI CỘNG ĐỒNG QUẢN LÍ

Thứ hai: Song hành với các luật và thể chế quản lí của Nhà nước, một số luật tục và hương ước của cộng đồng các dân tộc vùng cao có vai trong quan trọng trong quản lí và sử dụng tài nguyên đất

Đối với người Mông những luật tục đã được hình thành từ lâu đời và được truyền miệng qua nhiều hế hệ, các thành viên đều phải tự ý thức làm theo, trưởng bản quản lý và điều hành mọi công việc theo luật tục.

* Những quy định về đất đai

Trong phạm vi một bản, các gia đình được phép khai phá đất đai làm nương rẫy nhưng không được khai phá bừa bãi mà phải tuân theo những quy định chung:

- Nơi nào có dấu hiệu là đất đã có chủ thì không được xâm phạm.

- Nếu ai muốn làm trên đất đai của người khác thì phải hỏi ý kiến kèm theo chút quà là một con gà và chai rượu cho người đã có công khai phá.

- Người ở bản khác đến khai phá phải hỏi trưởng bản, mang nộp cho bản rượu, gà và bạc trắng, nếu được đồng ý thì còn phải nộp lệ phí cho bản tùy theo chất lượng đất canh tác, nhưng sau 3 đến 5 năm thì trả lại cho bản.

- Những nương ngô, ruộng lúa sau 3 đến 4 năm canh tác mà gia đình đó không làm nữa thì thuộc sở hữu công cộng, ai muốn canh tác đều được mà không phải hỏi ý kiến của chủ cũ.

Đất làng, với đồng bào dân tộc vùng cao, bên cạnh đất định cư, họ còn có đất canh tác (bao gồm cả đất bỏ hoang), nghĩa địa, núi và các cánh rừng, các con sông, suối, các con đường, đất thổ cư… Tất cả chúng tạo thành “đất làng”. Ranh giới giữa các làng được thiết lập và duy trì qua các thế hệ kế tiếp nhau, tuy có một vài thay đổi nhưng nó rất được tôn trọng (gọi là ranh giới làng). Vì vậy trong một lãnh thổ của làng, mỗi gia đình có quyền khai khẩn đất đai (trừ rừng đầu nguồn và rừng đựơc bảo vệ).

Đất công (đường, nghĩa trang, sân nhà…) thuộc sở hữu của cả làng và mọi người có trách nhiệm bảo vệ nó. Từng xóm có khu nghĩa trang riêng, tùy

từng nhà khi có người qua đời có thể Mỗi một làng đều có ranh giới phân chia riêng thường thì được quy định bằng một hàng cây, bằng kè đá, bằng hàng rào hoặc cẩn thận hơn thì là những hào sâu 2-3 mét. Nếu hộ nào ở làng khác lấn chiếm đất sang làng kế bên thì sẽ bị già làng trưởng bản khiển trách, năng hơn là xung phần đất của hộ đó vào đất của làng mình.

Thứ ba, Không thể thiếu vai trò của các già làng, trưởng bản

Ở các địa bàn vùng núi cao, vai trò của những ngươì đứng đầu trong bản, buôn làng như Già làng, Trưởng bản là rất quan trọng. Già làng thường là người cao tuổi trong làng, trong dòng họ, trong tộc người ở làng đó. Già làng sống gương mẫu, có công hình thành, phát triển dân cư, am hiểu việc làng, phong tục tập quán, nghi lễ của dòng họ và dân tộc mình hoặc các dân tộc cùng sống trong làng. Có khả năng và kinh nghiệm xử lí hài hoà, hiệu quả việc làng, quan hệ dòng họ và các dân tộc. Đa số dân cư trong làng kính trọng, suy tôn “già làng, trưởng bản” một cách tự nhiên, tự nguyện, bình đẳng...

Già làng và trưởng bản thường có những hiểu biết sâu rộng, nói dân nghe, làm dân tin, uy tín như là “thủ lĩnh” tiêu biểu trong làng, trong dòng họ và trong tộc người đó. Luôn tâm huyết, gương mẫu, có công lao và đáng làm gương cho con cháu học tập. Vai trò của họ chính là sự hiểu biết và tính nêu gương. Bằng khả năng, kinh nghiệm, họ xử lí hài hoà việc làng việc nước, luật tục và luật pháp, việc dòng họ và tộc người, họ biết thuyết phục và động viên, nói dân nghe, làm dân tin, dân phục và dân theo,...

Trước đây, khi trong các làng bản còn có già làng thì trưởng bản và gia làng thường kết hợp với nhau để giải quyết xung đột, mâu thuẫn và những ai không tuân theo quy định chung của bản. Gần đây khi phần lớn trong các bản làng không bầu ra một già làng nữa thì trách nhiệm của trưởng bản đối với cộng đồng càng nặng nề hơn. Trưởng bản chịu trách nhiệm cao nhất và có quyền xử phạt trực tiếp những ai sử dụng đất canh tác không đúng mục đích và không có ý thức bảo vệ tài nguyên đất.

Thứ tư, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, các kinh nghiệm sử dụng và quản lí theo luật tục và trình độ hiện thời của các già làng trưởng bản tỏ ra không đủ để thích ứng với chủ trương tái cao cơ cấu nên kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Theo ý kí chúng tôi, vùng cao cần định hương sử dụng và quản lí tài nguyên đất theo chuỗi giá trị; trong đó khâu cuối cùng là quan trong nhất với việc định hướng sản suất hàng hóa qui mô lớn. Để làm điều này cần thiết phải : (i) Tăng cường đào tạo nghề có chất lượng cao hơn, phù hợp với trình độ của đồng bào các dân tộc; (ii) Có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng cây, con mới có năng suát cao, bán được giá với qui mô ngày càng lớn; (iii) Các địa phương cần nghiên cứu cơ, hỗ trợ đầu ra cho người dân,; mỗi bản làng vùng cao cần có sản phẩm đặc trưng, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lí, bảo vệ người sản xuất, tránh rủi ro thị trường.

2.7. Đánh giá hiện trạng quản lí và sử dụng đất trong năng lực cạnh tranh các tỉnh vùng TDMNBB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)