6. Cấu trúc luận văn
3.5.2. Giải pháp vi mô
• Thứ nhất: Đổi mới thủ tục hànhchính trong quản lý và sửdụngđất
Luật Đất đai dành một chương quy định về các thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất theo cơ chế "một cửa", thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian thực hiện các thủ tục không kéo dài nhằm đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
• Thứ hai: Xử lý vi phạm
Để xác định rõ trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các quyền về sử dụng đất, ngăn chặn và xử lý tình trạng cán bộ quản lý đất đai không thực hiện
đúng chức trách, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính. Luật Đất đai 2013 đã quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dần các cấp như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất tại địa phương.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn chiếm, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Đồng thời, Luật Đất đai còn quy định xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai và cán bộ địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành chính.
Như vậy, sau một giai đoạn đổi mới, nền kinh tế của chúng ta phát triển rất nhanh,đất nước ta bắt đầu chuyển sang một thời kỳ mới - tiến vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, Luật Đất đai 2013 hứa hẹn mở ra thời kì mới cho sử dụng và quản lí sử dụng bền vũng. .
3.5.3. Tă ng cư ờ ng tiế p cậ n, quả n lý đ ấ t rừng củ a đ ồ ng
bào các dân tộ c thiể u số
Thực tế hiện nay có hơn 2/3 số người dân tộc thiểu số (DTTS) có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào đất nông nghiệp và đất rừng, sống dưới ngưỡng nghèo. Mặc dù các chính sách lâm nghiệp và đất đai hiện tại đã cho phép các cộng đồng dân cư có thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cộng đồng, song trên thực tế, tiếp cận đất đai của người DTTS bị hạn chế bởi nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau, như: hạn chế liên quan đến quyền sử dụng đất chính thức, việc giao đất, giao rừng cho các nông, lâm trường quốc doanh và tư nhân và thiếu một cơ chế chính thức công nhận hiệu quả của các phương thức quản lý rừng cộng đồng truyền thống… Chính những điều này khiến tỷ lệ đói nghèo
ở khu vực có đồng bào DTTS đến nay vẫn cao hơn rất nhiều tỷ lệ trung bình trên cả nước.
Trước thực tế đó, việc vận động chính sách để hướng tới một môi trường chính sách thuận lợi về quản trị rừng trở nên rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo người DTTS được quyền tiếp cận đất rừng của người DTTS mà còn khuyến khích họ áp dụng những hương ước, luật tục truyền thống và hiệu quả trong quản lý rừng cộng đồng. Việc khởi động Dự án “Nâng cao năng lực tiếp cận và quản lý đất sản xuất và đất rừng cho cộng đồng các dân tộc thiểu số” kỳ vọng sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực cho khoảng 8 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số, sống dựa vào rừng ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Dự án có tổng vốn hỗ trợ hơn 650.000 EURO (tương đương hơn 700.000 USD), tiến hành từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2018 tại 6 tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum.
Bà Trần Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm CIRUM cho biết, kết quả mà dự án này mong đợi là các mô hình quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả, được các nhà lập định chính sách ghi nhận và sử dụng trong quá trình điều chỉnh, sửa đổi các chính sách đất, rừng; Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo, đối thoại chính sách về việc thực hiện Luật Đất đai 2013 và sửa đổi Luật bảo vệ và Phát triển rừng 2014; Năng lực của các tổ chức cộng đồng, các tổ bảo vệ rừng đủ tự tin tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của dự án, đảm bảo đất, rừng được quản lý, sử dụng và bảo vệ hiệu quả; Tăng cường năng lực thực thi trách nhiệm của chính quyền xã trong việc đảm bảo quyền tiếp cận đất lâm nghiệp cho người DTTS; Phụ nữ dân tộc đủ tự tin tham gia vào quá trình ra quyết định trong các hoạt động quản lý và sử dụng đất, rừng cộng đồng dựa vào vai trò và kinh nghiệm của mình. Trên cơ sở đó, đại diện phụ nữ dân tộc có cơ hội tham gia tích cực vào các hội thảo, tọa đàm, đối thoại chính sách tại các cấp.
Tiểu kết Chương 3
Thời gian qua m(2001 - 2015, việc sử ụng và quản lý nhà nước về đất đai ỏ vùng TDMN Bắc Bộ những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục đích sử dụng khác.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém thể hiện : Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh thành trong cả nước còn chậm. Thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị của thành phố.
Về lí luận cũng như thực tiễn, vấn đề nổi lên trong việc sử dụng và quản lí việc sử dụng nguồn tài nguyên đất ở vùng TDMN Bắc Bộ là triển khai khẩn trương Luật đất đâi phù họp với nhu cầu sử dụng như là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng như cấp quốc gia là nhiệm vụ cần thiết. Theo đó, việc sử dụng cũng như quản lí đất cần được triển khai theo các cơ sở pháp lí, phát huy quyền làm chú của người dân và chủ sở hữu đất, quan tâm tới các doanh nghiệp FDI*, các doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ và qui mô vừa cũng như các doanh nghiệp FDI.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
1. Thời gian qua (2001 – 2015), việc sử ụng và quản lý nhà nước về đất đai ỏ vùng TDMN Bắc Bộ những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục đích sử dụng khác.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém thể hiện : Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh thành trong cả nước còn chậm. Thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị của thành phố.
2. Đánh giá chung vê sử dụng và quản lí đât đai ở vùng TDMN Bắc Bộ: - Tiềm năng đât đai: Vùng TDMN Bắc Bộ có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất của các địa phương đáp ứng đủ điều kiện cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện đến năm 2020.
+ Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém thể hiện ở chỗ: Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh thành trong vùng còn chậm. Thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị của thành phố.
3. Về lí luận cũng như thực tiễn, vấn đề nổi lên trong việc sử dụng và quản lí việc sử dụng nguồn tài nguyên đất ở vùng TDMN Bắc Bộ là triển khai khẩn trương Luật đất đâi phù họp với nhu cầu sử dụng như là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng như cấp quốc gia là nhiệm vụ cần thiết. Theo đó, việc sử dụng cũng như quản lí đất cần được triển khai theo các cơ sở pháp lí, phát huy quyền làm chú của người dân và chủ sở hữu đất, quan tâm tới các doanh nghiệp FDI*, các doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ và qui mô vừa cũng như các doanh nghiệp FDI.
II. Kiến nghị
1. Trong sử dụng đất và quản lí đất đai, công tác Qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất có tầm qưuan trọng hàng đầu theo hướng : (i) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, đảm bảo được cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất theo quy định của văn bản Pháp Luật về quản lý đất đai; (ii). Quy hoạch sử dụng đất phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ cho huyện; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện đến năm 2020; Các chỉ tiêu sử dụng đất được tính toán trên cơ sở các thông tin, số liệu, dữ liệu đảm bảo tính pháp lý, khoa học và thực tiễn trong việc lập quy hoạch sử dụng đất, (iii). Quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng được về hiệu quả KTXH, trong đó đảm bảo quỹ đất cho phát triển nông nghiệp.
2. Trong sử dụng và quan lí tài nguyên đất cần phát huy vai trò của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là của các gia làng, trưởng bản, phát huy kinh nghiệm bản địa, các hương ước và quy ước trong xây dựng nông thôn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alaev E.B (1983), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam - Từ điển thuật ngữ giải thich, Biên dich: Đặng Văn Phan, Nguyễn Trần Cầu, Moskva - 1993 - Trường Đại học Cửu Long - 2014.
2. Báo cáo về Quản lý đất đai. Chương 2 tại Báo cáo Phát triển Việt Nam
2010 - Báo cáo chung của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 7 – 8 / 12 / 2010. tr.: 35 -52
3. Báo cáo Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh Việt Nam năm 2015. Email: pci@vcci.com.vn / 4 / 4/ 2016/...
4. Nguyễn Đình Bồng (2006), “Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, T/c Tài nguyên và môi trường, 9 (35)/2006.
5. Tôn Thất Chiểu và nnk (1999), Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Lê Trọng Cúc (2011), Hiện trạng và xu hương phát triển miền núi Việt Nam, E.mail : http://www.google/letrongcvuc/.. 5/4/2016/...
7. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, A. Chabanne (2006), Canh tác đất dốc bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2006, tr.104.
8. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp (2006), Giáo trình đất và bảo vệ đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Hương Giang (2015), Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lí học cho sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn
(Luận án Tiến sĩ), HDKH: GS.TS Nguyễn Cao Huần, PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân, Học viện KH&CN , Bộ GD&ĐT - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hà Nội.
10.Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2010, luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP Thái Nguyên.
11.Đào Lê Hằng (2008), Sử dụng bền vững đất trong nông nghiệp, Nxb Hà Nội, tr148.
12.Nguyễn Thị Hạnh (2015), Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Phú Lương, Thái Nguyên giai đoạn 2000-2010, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP Thái Nguyên.
13.Bùi Thị Thu Hoa (2010), Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2009, luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP Thái Nguyên.
14.Kết quả tổng kiểm kê đất đai 2005. T/c Địa chính - Bộ TN&MT
15.Trần Viết Khanh, Nguyễn Việt Tiến, Vũ Như Vân (2010). Giáo trình Địa lí Trung du miền nuyis phía Bắc Việt nám, NXB ĐHQG Hà Nội.
16.Vũ Tự Lập (2006), Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
17.Luật Đất đai 2013, Quyết định của Quốc hội, só 45/2013/QH13., 29/11/2013, http://vietnamnet/datdai...
18. Phùng Văn Nghệ (2015), Lịch sử hình thành và phát triển ngành quản lý đất đai Việt Nam, Email: webmaster@diachinh.net / 4/4/2016.
19. Niên giám Thống kê 2014. Nxb Thống kê, Hà Nội, 2015
20.Dương Quỳnh Phương (2010), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục đích phát triển bền vũng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
21. Dương Quỳnh Phương (chủ biên), Vũ Như Vân (2014), Văn hóa các dân tộc: Tiếp biến trong sự tương tác không gian lãnh thổ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta từ 1945 đến nay.
Email: webmaster@diachinh.net / 4/4/2016
24.Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiếm (1997), Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO - UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh, tập 1, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
25. Lê Bá Thảo (2007), Những công trình địa lý học tiêu biểu. Nxb Giáo Duc. 26.Bùi Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tố (biên soạn) (2006), Hướng
dẫn sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vữngng, NXB Lao động, Hà Nội. 27.Hà Thị Thu Thủy (chủ biên), Dương Quỳnh Phương, Vũ Như Vân (2012). Các dân tộc Mông Dao: Góc nhìn Địa lí dân tộc học lịch sử - msinh thái nhân văn miền núi phía Bắc, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nôi.
28.Đào Ngọc Trang (2008), Những mô hình RUỘNG - VƯỜN - AO - CHUỒNG hiệu quả, Nxb Hà Nội.
29.Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Dương Quỳnh Phương (2015), Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30.Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường bền vững (1998), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lí tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
31.Viện Nông hóa - Thổ nhường - Bộ NN&PTNT (2015), Đinh hướng sử dụng hợp lí tài nguyên đất cho vùng sản xuất nông lâm sản hàng hóa tại tỉnh Hà Giang, Kỷ yếu Hội thảo phát triển KTXH Hà Giang trong liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc (Chuyên đề: Tái cơ cấu nông nghiệp gắn phát triển chuỗi giá trị đặc sản và nông - công nghiệp dược liệu Hà Giang).
PHỤ LỤC
1. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ