Mô hình nông, lâm kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 57 - 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.5.1. Mô hình nông, lâm kết hợp

Nông - lâm kết hợp là phương thức trồng cây ngắn ngày xen với cây dài ngày theo sự phối trí về không gian và thời gian. Song nương rẫy là một phần không thể thiếu trong sinh kế của nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số vùng cao. Nên để duy trì một cách bền vững cuộc sống thì việc cải tiến nương rẫy thành hệ kinh tế sinh thái có tính ổn định và hiệu quả kinh tế cao hơn đã được thừa nhận như một đòi hỏi tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ xã hội. Một số mô hình thí điểm đã chứng minh sự hình thành rừng nông-lâm kết hợp góp phần giải quyết xung đột trong sử dụng đất dốc nhờ sự kết hợp hài hòa giữa cây lâm nghiệp với cây nông nghiệp, nhờ đó người dân thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Đó chính là lợi ích xã hội của việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông - lâm kết hợp. Trong đó, các loại cây ngắn ngày trong mô hình nông lâm kết hợp có vai trò rất quan trọng để sử dụng đất dốc bền vững.

Xuất phát từ thực tiễn đặc tính đất đai ở từng vùng, từng khu vực khác nhau, trình độ và tập quán của mỗi dân tộc ở miền núi cũng không giống nhau nên các mô hình canh tác trên đất dốc đã được nghiên cứu rất đa dạng với mục đích để nông dân có sự lựa chọn phù hợp, dễ ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích áp dụng các mô hình này còn quá nhỏ so với tiềm năng và yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Vì vậy, để các mô hình này được đưa vào sản xuất, các địa phương cần có cơ chế khuyến khích nông dân ứng dụng các biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên đất dốc. Việc thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào là vấn đề không đơn giản. Vì vậy, các địa phương, cơ quan khuyến nông nên đi từ những biện pháp đơn giản như sử dụng chính thân cây ngô để che phủ cho đất sau mỗi vụ gieo trồng như đã từng ứng dụng rất thành công ở vùng canh

tác ngô ở huyện Văn Chấn (Yên Bái). Bên cạnh đó, một số biện pháp như làm ruộng bậc thang, tiểu bậc thang tuy khó áp dụng hơn do cần sự đầu tư lớn, nhưng các địa phương cũng cần có cơ chế để thực hiện từng bước nhằm bảo vệ tài nguyên đất, đảm bảo sự phát triển bền vững cho sản xuất nông lâm nghiệp khu vực miền núi. Ngoài ra, cần tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông cấp xã và thôn bản về kỹ thuật nông lâm kết hợp, đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho các hộ đã xây dựng thành công mô hình để họ có khả năng khuyến cáo và hướng dẫn người khác cùng thực hiện; Gắn kết hoạt động nông lâm kết hợp của các hộ gia đình với các chương trình trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng hàng năm của địa phương. Đặc biệt, địa phương cần hỗ trợ thông qua vốn vay ưu đãi để các hộ có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình nông lâm két hợp có hiệu quả cao nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Để có thể đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ và khách quan về tương lai của các phương thức nông lâm kết hợp, cần thiết phải đánh giá được hiệu quả kinh tế của các phương thức này dựa trên kết quả thực tế đã đạt được từ những mục tiêu của nông lâm kết hợp đã đặt ra, để người dân lựa chọn mô hình phù hợp trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)