Thời kỳ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 43 - 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thời kỳ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay

Cách mạng tháng 8 thành công Nhà nước Việt Nam DCCH ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc với người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu tiên ra đời đã thể hiện ý trí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lí và sử dụng đất đai. Tháng 11/1953, Hội nghị lần thứ 5 của BCHTƯ Đảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quy định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng năm 1956 đã hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho nhân dân xóa bỏ giai cấp địa chủ. Tuy nhiên công tác này gập lại những sai lầm, nhưng dã nhanh chóng đựoc sửa sai.

Để ổn định tình trang sử dụng đất ở nông thôn Chính phủ đã ban hành chỉ thị 354/TTg. Trong đó có việc hợp thức hóa nông nghiệp, người dân làm ăn theo công điểm nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành chính sách khoán mười (Nghị quyết 10 – NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích thích tính chủ động sáng tạo của người dân, hàng hóa tham gia sản xuất.

Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân về đất đai.

Từ năm 1980 đến năm 1988: Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất cả nước sau khi đất nước được thống nhấtgồm : Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất; Thồng kê, đăng kí đất đai; Quy hoạch sử dụng đất; Giao đất thu hồi đất, trưng dụng

đất.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý đất; Giải quyết các tranh chấp về đất; Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy

Từ năm 1988 đến nay: Luật đất đai năm 1988 gồm 6 chương 57 điều, được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1987 và được chủ tịch HDBT công bố ngày 8 tháng 1 năm 1988. Đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (5 loại đất) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Luật đất đai năm 1993: Nội dung gồm 7 chương 89 điều, được quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993. Trong quá trình thi hành luật đất đai 1988 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp. Luật đất đai 1993 ra đời thay thế luật đất đai 1988. Luật khẳng định lại quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nội dung).

Luật đất đai 2003: Nội dung của luật gồm 7 chương và 146 điều được nhà nước CHXHCNVN thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai năm 1993 và các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Luật đất đai 2013: Nội dung của luật gồm 13 chương và 212 điều được nhà nước CHXHCNVN thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai năm 1993 và các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001,2003 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)