Tình hình lao động tại BIDV Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Tình hình lao động tại BIDV Phú Thọ

Tính đến thời điểm 31/12/2016, tổng số lao động tại BIDV chi nhánh Phú Thọ là 150 cán bộ, nhân viên. Cơ cấu lao động theo trình độ, theo giới tính và theo độ tuổi được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tình hình lao động tại BIDV chi nhánh Phú Thọ

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số lao động 149 136 150

Lao động phân theo trình độ

- Sau đại học 15 19 23

- Đại học, cao đẳng 109 96 109

- Trình độ khác 25 21 18

Lao động phân theo theo giới tính

- Nam 71 65 74

- Nữ 78 71 76

Lao động phân theo theo độ tuổi

- Trên 55 tuổi 12 9 8

- Từ 46-55 tuổi 27 29 35

- Từ 36-45 tuổi 28 33 24

- Từ 26-35 tuổi 47 39 44

- Xét theo trình độ học vấn: lao động tại BIDV chi nhánh Phú Thọ có

trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2014, trong tổng số 149 lao động thì có 109 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 73,2%. Năm 2015, trong tổng số 136 lao động thì có 96 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 70,6%. Năm 2016, trong tổng số 150 lao động thì có 109 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 72,7%. Lao động có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất, trung bình chiếm từ 10,1% đến 15,3%. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng số lượng cán bộ, nhân viên của Chi nhánh có trình độ sau đại học đã có xu hướng tăng lên qua các năm.

Bên cạnh đảm bảo về số lượng lao động, Chi nhánh rất quan tâm tới chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại Chi nhánh. Việc tuyển dụng lao động tại Chi nhánh được thực hiện theo Quyết định số 2368/QĐ-HĐQT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc Ban hành quy chế tuyển dụng lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hàng năm, Chi nhánh đều cử cán bộ, nhân viên đi học tập, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua bảng 3.1 cho thấy, mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng số lượng cán bộ, nhân viên của Chi nhánh có trình độ sau đại học đã có xu hướng tăng lên qua các năm. Ngoài ra, Chi nhánh cũng rất quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp lao động phù hợp với năng lực, sở trường của từng người để từ đó mỗi người sẽ phát huy được điểm mạnh của mình, góp phần vào sự phát triển chung của Chi nhánh.

- Xét theo giới tính:tỷ lệ lao động nam và nữ có sự chênh lệch không

lớn và tương đối ổn định qua các năm. Năm 2014, trong tổng số 149 lao động thì có 71 lao động nam, chiếm tỷ lệ 47,7%; lao động nữ chiếm tỷ lệ 52,3%. Năm 2015, trong tổng số 136 lao động thì có 65 lao động nam, chiếm tỷ lệ 47,8%; lao động nữ chiếm tỷ lệ 52,2%. Tỷ lệ lao động nam và nữ trong năm 2016 lần lượt là 49,3% và 50,7%.

- Xét theo độ tuổi:chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi,

trung bình chiếm 29,9%; Xếp thứ hai là lao động có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, chiếm tỷ lệ trung bình là 22,9%. Đội ngũ lao động trong độ tuổi này đem đến cho công ty không khí làm việc năng động, phong cách làm việc chuyên nghiệp, trẻ trung. Đội ngũ này có khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận các tri thức mới. Lao động có tuổi từ 46 đến 55 tuổi và lao động có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ trung bình lần lượt là 20,9% và 19,7%. Lao động chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động có độ tuổi trên 55, chiếm 6,7%. Đây là đội ngũ có thâm niên công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm, chủ yếu là cán bộ quản lý của Chi nhánh. Đây là đội ngũ lãnh đạo Chi nhánh, dẫn dắt đội ngũ trẻ hơn trong Chi nhánh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 50 - 52)