Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 082 chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel tại campuchia (Trang 29 - 31)

Hầu hết, để đánh giá một doanh nghiệp có vị thị thế và lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thông thường các nhà quản trị thường sử dụng mô hình chuỗi giá trị. Có nhiều quan điểm về chuỗi giá trị tuy nhiên định nghĩa về chuỗi giá trị của Micheal Porter (1985) là định nghĩa tiêu biểu và phổ biến với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới.

Hình 1- 3: Mô hình các nhân tố hình thành chuỗi giá trị

Theo Micheal Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm

đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều

giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại.

Bên cạnh các hoạt động chính như: hoạt động đầu vào, hoạt động sản xuất, hoạt động đầu ra, marketing bán hàng và dịch cụ sau bán có ảnh hưởng, liên qua trực tiếp đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì các hoạt động hỗ

trợ là các hoạt động trong nội bộ của doanh nghiệp tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm dịch vụ. Và thông qua các hoạt động hỗ trợ, nhà quản trị sẽ đánh giá được nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ trong một doanh nghiệp bao gồm:

- Mua hàng (Procurement): Đây là hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp củng cố

và bảo đảm các yếu tố đầu vào trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố đầu vào chính là quá trình bắt đầu chuỗi

giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải kiểm soát và quản lý chặt chẽ ngay từ khâu đầu tiên để có thể đảm bảo hiệu quả sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp (Firm Infrastructure): Cơ sở hạ tầng của

doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, quản trị, tài chính kế toán, booh phận pháp lý... Hoạt động của cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ và thiết lập những mục tiêu, chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đóng góp vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy và vận hành các hoạt động

khác trong doanh nghiệp. Có thể nói cơ sở hạ tầng là hoạt động cốt lõi trong việc xây dựng và phát triển của một doanh nghiệp.

- Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management). Hoạt động quản trị

tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài với công cuộc hội nhập kinh tế sâu rộng

- Phát triển công nghệ (Technology development): Phát triển công nghệ là hoạt động có tác động mạnh mẽ nhất đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn lực khoa học công nghệ chất lượng cao có thể giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm và nâng cao quy mô hoạt động từ đó nhằm tối

thiểu hóa chi phí và gia tăng khoảng cách cạnh tranh đối với các đối thủ khác trên thị trường.

Một phần của tài liệu 082 chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel tại campuchia (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w