Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu 082 chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel tại campuchia (Trang 31 - 38)

Theo Imad A. Moosa (2002) có nhiều phương pháp khác nhau để bước vào một thị trường nước ngoài, và mỗi phương pháp tiêu biểu cho mức độ dấn sâu vào thị

trường quốc tế. Hơn nữa, việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Thông thường, cách thức thâm nhập thị trường nước ngoài được lựa chọn từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Để xâm nhập vào một thị trường nước ngoài, công ty có thể lựa chọn các phương pháp sau đây: xuất khẩu gián tiếp; xuất khẩu trực tiếp; nhượng giấy phép; liên doanh; đầu tư trực tiếp. Các phương pháp này, theo thứ tự càng về sau càng

gánh chịu trách nhiệm cao hơn, rủi ro cao hơn nhưng hứa hẹn lợi nhuận cao hơn.

1.2.4.1. Xuất khẩu (Export)

Theo George Frynas & Kamel Mellahi (2014) nhiều hãng khi bắt đầu mở rộng

thị trường nước ngoài bằng việc xuất khẩu hàng hóa sau đó mới chuyển sang hình thức khác. Xuất khẩu là hoạt động xuất sản phẩm và dịch vụ tới nước khác. Hoạt động xuất khẩu không yêu cầu về nguồn lực lớn và cũng dễ rút lui với chi phí tối thiểu. Xuất khẩu là phương thức quốc tế hóa được áp dụng và là một trong những

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu là hình thức là hình thức xuất khẩu do một doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu hàng hoá cho một doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của chính mình.

Xuất khẩu gián tiếp hay còn được gọi là xuất khẩu ủy thác, đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất khẩu sẽ đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng, thực hiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu. Với hình thức này, nhà xuất khẩu trung gian sẽ được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác. Phí ủy thác được tính căn cứ theo tỷ lệ giá trị lô hàng

1.2.4.2. Cấp phép (Licensing)

Theo Imad A. Moosa (2002) cấp phép là việc cung cấp bí quyết và công nghệ,

hoặc có thể liên quan tới việc cho phép sử dụng thương hiệu hay bằng sáng chế để thu phí. Đây là một cách để né tránh các rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ đó, cấp giấy phép đưa tới cơ hội để tạo ra doanh thu từ thị trường nước ngoài nơi mà doanh nghiệp không thể tiếp cận được.

Cấp phép là cách thức tiến hành phù hợp với yêu cầu của các bên chủ thể kinh

doanh quốc tế, trong đó: bên cấp phép (Licensor) thường là những công ty quốc tế, điển hình là các công ty xuyên quốc gia sau một thời gian sở hữu và sử dụng sản phẩm trí tuệ, doanh nghiệp cần khai thác những sản phẩm đó một cách triệt để hơn và nhanh hơn thông qua cấp phép. Như vậy bên cấp phép có điều kiện để đầu tư, đổi mới kịp thời sản phẩm trí tuệ khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường vì thường xuyên tiếp cận được công nghệ mới nhất. Đối với bên được cấp phép (Licensee) thường là các công ty quốc gia đi sau về công nghệ có nhu cầu công nghệ tiên tiến do đó việc cấp phép là phù hợp với điều kiện tài chính và khả năng quản lý của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế ổn định và ngày càng

mở rộng.

Các chi phí cấp phép nhìn chung là không lớn. Điều đó là tất yếu khách quan, bởi lẽ bên cấp phép đã sử dụng phần lớn sản phẩm trí tuệ trong suốt một thời gian nhất định. Cấp phép là chiến lược kinh doanh quốc tế rất được ưa chuộng đối với các

1.2.4.3. Nhượng quyền (Franchising)

Theo Imad A. Moosa (2002) nhượng quyền thương hiệu là một hình thức cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo

phương pháp kinh doanh của bên nhượng quyền gồm: thương hiệu, công nghệ, cách quản lý tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định với một khoản phí theo thỏa thuận.

Theo đó, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác cũng như hỗ trợ bên nhận nhượng quyền toàn bộ quyền lợi theo cam kết. Bên nhận quyền thương hiệu đảm bảo kinh doanh đúng khuôn mẫu, cách thức, quy trình của bên nhượng quyền để giữ uy tín thương hiệu. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần hoàn tất quy trình thủ tục cấp phép kinh doanh để hợp thức hóa toàn bộ hoạt động.

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu chính là giảm thiểu rủi ro khi đầu tư kinh doanh. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ nhận được công nghệ, phương thức kinh doanh, ảnh hưởng sẵn có của thương hiệu được người dùng tín nhiệm. Hơn nữa, bên nhận nhượng quyền còn được hỗ trợ tối đa về địa điểm, cơ sở vật chất... những điều này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, nhanh chóng thu hút khách hàng.

1.2.4.4. Liên doanh (Joint ventures)

Theo Imad A. Moosa (2002) liên doanh là sự hợp tác kinh doanh của hai công

ty độc lập hoặc của chính phủ với một công ty. Một bên thường cung cấp khả năng tài chính và chuyên môn kỹ thuật, bên còn lại cung cấp đầu vào có giá trị thông qua các hiểu biết về những quy định, luật pháp và bộ máy chính quyền địa phương.

Nhờ việc liên doanh, nguồn lực lượng lớn sẽ được tập hợp, điều này rất tốt cho

việc cung ứng các dịch vụ và hàng hóa. Điểm nổi bật của loại hình liên doanh này là có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khai thác nguồn lực. Cụ thể hơn đó chính là sự phân chia của hai bên về công nghệ và hiểu biết thị trường từ đó giúp các doanh nghiệp có thể kết hợp hiệu quả để khai thác nguồn lực.

Ưu điểm Nhược điểm

vốn góp lớn hơn thì sẽ có quyền quản lý doanh nghiệp nhiều hơn và cũng được hưởng

tỷ lệ lợi nhuận cao hơn.

1.2.4.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

a. Đầu tư mới (Greenfield-GF)

Theo Imad A. Moosa (2002) đầu tư mới (Greenfield) là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó công ty mẹ lập ra một công ty con ở một quốc gia khác,

xây dựng và thiết lập lại hoàn toàn các hoạt động kinh doanh. Thuật ngữ này bắt nguồn từ một thực tế rằng, một công ty (thường là công ty đa quốc gia - MNC) triển khai đầu tư mạo hiểm trên một quốc gia mới-vùng đồng đất mới, nơi đó có thể là một

cánh đồng xanh (green field). Các nước đang phát triển có xu hướng thu hút các công

ty tiềm năng bằng các đề nghị giảm thuế, hoặc các doanh nghiệp đi đầu tư có thể nhận

được trợ cấp hoặc các ưu đãi khác để thiết lập một khoản đầu tư mới. Mặc dù những sự ưu đãi này có thể dẫn đến doanh thu thuế của doanh nghiệp thấp hơn cho bên nước

ngoài trong thời gian ngắn, nhưng lợi ích kinh tế và sự tăng cường vốn nhân lực địa phương có thể mang lại lợi nhuận tích cực cho nước sở tại trong dài hạn.

Khác với các hình thức thâm nhập thị trường khác, đầu tư GF đòi hỏi rủi ro cao hơn và chi phí cao hơn, liên quan đến việc xây dựng các nhà máy, thiết lập cơ sở kinh doanh mới, các khó khăn trong vấn đề pháp lý, hay tiếp cận nguồn nhân lực địa phương.

b. Mua lại & sáp nhập (Merge & Acquisitions)

Mua lại & sáp nhập (M&A) là cụm từ viết tắt bởi hai từ trong tiếng Anh đó là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Theo McCann (2004) M&A là một hoạt động mà một doanh nghiệp này giành quyền kiểm soát doanh nghiệp kia thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần số cổ phần hay toàn bộ doanh Còn đối với hình thức mua lại (Acquisitions) là hình thức mà một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại doanh nghiệp nhỏ yếu hơn, tuy nhiên khác với hình thức sáp nhập thì doanh nghiệp bị mua lại vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp mua lại sẽ có toàn quyền sở hữu hợp pháp doanh nghiệp được mua.

Phương thức thâm nhập M&A không chỉ đơn thuần là việc sở hữu cổ phần mà

mục đích của các doanh nghiệp mua lại, sáp nhập là giành quyền kiểm soát, tham gia các quyết định quan trọng, các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, quản trị có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp

bị sáp nhập, mua lại. Ngoài ra M&A cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,

có thể kể đến như giúp doanh nghiệp sẽ tăng thị phần từ đó đạt kết quả kinh doanh tốt hơn. M&A còn đem lại nhiều lợi ích khác như giảm các chi phí phát sinh cũng như số lượng nhân viên không cần thiết, tận dụng được ngay công nghệ được chuyển

quy mô, nguồn lực và kinh nghiệm.

-Tối thiểu hóa được các

rủi ro và chi phí đầu tư.

thương mại và thuế quan làm tăng giá thành sản phẩm. -Hạn chế khả năng tiếp cận và tìm hiểu thông tin thị trường

đề

về thuế quan và rào cản thương mại

-Rủi ro và chi phí cho việc phát triển thấp. công nghệ -Doanh nghiệp cấp phép có thể trở thành đối thủ cạnh tranh.

Nhượng quyền -Chi phí phát triển thấp

và tỷ lệ rủi ro không cao

-Thiếu kiểm soát về

chất lượng

-Rủi ro tạo đối thủ cạnh tranh

-Khó phối hợp trên

toàn cầu

Liên doanh -Chia sẻ được chi phí và

rủi ro của các bên liên doanh. -Ít đòi hỏi hơn về tài nguyên (so với sở hữu toàn bộ)

-Nguy cơ xung đột

với đối tác

-Thiếu kiểm soát -Rủi ro tạo đối thủ cạnh tranh

Mua lại và sáp nhập

-Kiểm soát hoàn toàn -Quyền truy cập vào tài

sản địa phương (ví dụ: nhà máy, mạng lưới phân phối, tài sản thương hiệu)

-Ít cạnh tranh

-Rủi ro cao

-Cần hòa nhập các nền văn hóa quốc gia/doanh nghiệp khác nhau

các công nghệ mới nhất

-Không có nguy cơ xung

đột văn hóa -Tốn kém -Rủi ro chính trị và tài chính cao 28

Tóm lại, từ những ưu nhược điểm trên, việc doanh nghiệp lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế phụ thuộc vào cách nhìn nhận thị trường, nguồn lực và tiềm lực của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng thời điểm nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định lựa chọn phương thức đầu tư sao cho có thể tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 082 chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel tại campuchia (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w