Bộ máy hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu 082 chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel tại campuchia (Trang 52)

Theo thống kê năm 2018, Viettel có hơn 50.000 cán bộ nhân viên trong đó gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng và đội ngũ hơn 20.000 cộng tác viên. Đặc biệt Viettel luôn quan tâm sát sao đến

chính sách đào tạo và bồi dưỡng người tài trong sự nghiệp phát triển của tổng công ty.

Hình 2- 1: Mô hình tổ chức Tập đoàn Viettel Global

Nguồn: Viettel Global

2.1.4. Tình hình hoạt động của Tập đoàn Viettel Global

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, đơn vị thành viên

của Viettel) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất chưa kiểm toán với doanh thu đạt gần 18.900 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận đạt đạt xấp xỉ 1.100 tỷ đồng và là mức cao nhất trong 5 năm lại đây của Viettel Global.

Theo đó, về cơ cấu doanh thu, thị trường Đông Nam Á đóng góp chủ đạo với hơn 9.100 tỷ đồng, tiếp đến là châu Phi với 6.500 tỷ và Mỹ Latin đạt 3.200 tỷ đồng. Mỹ Latin với duy nhất mạng Natcom tại Haiti được xem là một trong những điểm sáng năm qua khi doanh thu tăng trưởng tới 47% còn lợi nhuận cũng tăng 53% từ 369

tỷ lên 566 tỷ đồng.

Viettel Global cho biết, đóng góp chính vẫn là mảng dịch vụ viễn thông với hơn 17.500 tỷ đồng. Ngoài ra, sự tăng trưởng mạnh tại thị trường Myanmar cũng là nhân tố chính giúp lợi nhuận của Viettel Global tăng đáng kể so với năm 2019.

có biên lợi nhuận lên tới 42%). Năm 2017 khi Viettel Global đạt mức đỉnh doanh thu hơn 19.000 tỷ đồng nhưng mức lãi gộp cũng mới đạt gần 4.500 tỷ đồng.

Hình 2- 2: Lợi nhuận Viettel Global năm 2020

Nguồn: Viettel Global

Điểm tích cực trong số liệu tài chính 2020 của Viettel Global là kết quả kinh doanh từ các công ty liên kết, trong đó đặc biệt là mạng Mytel tại Myanmar. Mytel cùng các công ty liên kết khác của Viettel Global đạt tổng doanh thu gần 18.500 tỷ đồng trong năm qua, tăng 57% so với mức 11.800 tỷ của năm 2019.

Cũng theo báo cáo, tại thời điểm cuối năm, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đạt lần lượt là 59.004 tỷ và 30.269 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa thị trường của cổ phiếu VGI hiện dao động quanh mức 100.000 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cách đây một năm.

2.1.5. Lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là doanh nghiệp với 100% vốn nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT). Doanh nghiệp chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.

Hầu hết Viettel được biết đến là doanh nghiệp số một Việt Nam ở mảng viễn tuy nhiên bên cạnh lĩnh vực này, doanh nghiệp còn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Dưới đây là những lĩnh vực kinh doanh của Viettel hiện nay:

- Ngành, nghề kinh doanh chính: Viễn thông; phát thanh; chuyển phát; bưu

chính; CNTT; sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, nghiên cứu, truyền thông.

- Ngành, nghề kinh doanh liên quan: Phân phối, thương mại, cung cấp thiết bị

vật tư, sản phẩm viễn thông, truyền thông, CNTT, bất động sản, tài chính, ngân

hàng. Đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở trong nước và quốc tế.

- Một số ngành, nghề kinh doanh khác: do Bộ Quốc phòng quyết định, trên cơ

sở phát huy thế mạnh, tiềm năng của Viettel và bảo đảm hiệu quả, không ảnh hưởng đến ngành, nghề kinh doanh chính và ngành, nghề kinh doanh liên quan

của Viettel.

2.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

QUỐC TẾ

CỦA VIETTEL TẠI CAMPUCHIA

2.2.1. Thực trạng lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu - Campuchia

Nhu cầu sử dụng tại Campuchia được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với

thị trường Việt Nam, và thích hợp với đặc điểm hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất từ chất lượng đến giá cả. Do đó, Viettel có thể tận dụng những điểm giống nhau giữa thị trường hai nước để có thể xây dựng và phát triển các chiến lược kinh doanh đã áp dụng tại Việt Nam sang Campuchia.

Tháng 6 năm 2006 Viettel quyết định gia nhập thị trường Campuchia với mục tiêu đưa ngành Viễn thông Việt Nam ra thế giới. Để đi đến quyết định này, rõ ràng Tổng công ty tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã phải xem xét và đặt mục tiêu trên nhiều khía cạnh, cụ thể:

khai mạng 5G. Sắp tới, mục tiêu của Viettel là duy trì tốc độ tăng trưởng doanh

thu từ 10-15%, lợi nhuận trước thuế dương, lợi nhuận chuyển về nước năm sau cao hơn các năm trước.

- về thị phần: Metfone hiện đang nắm giữ khoảng 41,3% thị phần tại thị trường

viễn thông Campuchia. Mục tiêu các năm tới của Viettel duy trì vị thế nhà mạng số 1 tại Campuchia với tổng số thuê bao được mở rộng và nâng lên trên mức 10 triệu thuê bao.

- về thương hiệu: Mục tiêu của Viettel là quảng bá hình ảnh thương hiệu cho

công ty con Metfone tại thị trường Campuchia. Bên cạnh đó Viettel kì vọng thông qua việc triển khai các chiến dịch quảng cáo để gia tăng sự nhận diện và

giá trị thương hiệu trong tâm trí người dùng.

Đề ra những mục tiêu rõ ràng và cụ thể, Viettel Cambodia có nhiều cơ hội tăng

trưởng, hiện tại Metfone là nhà mạng dẫn đầu về hạ tầng mạng lưới với 11000 trạm phát sóng (BTS), hơn 23000 km cáp quang, phủ sóng 97% toàn Campuchia. Đồng thời, Viettel cũng tổ chức nhiều chương trình xã hội nhằm đóng góp và xây dựng cho

sự phát triển của Campuchia như cung cấp internet miễn phí cho các hoạt động giáo dục, y tế, hỗ trợ phủ sóng vùng sâu, vùng xa cho người dân địa phương hoặc xây dựng Chính phủ điện tử... Những điều này là thế mạnh giúp Metfone xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và Chính phủ Campuchia.

Thị trường Campuchia được đánh giá là một thị trường với nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng tồn tại không ít thách thức bởi cơ sở hạ tầng yếu kém; phương thức thanh toán phức tạp, nhiều rủi ro, lao động thiếu chuyên môn... Tuy vậy, chính những

khó khăn này sẽ yếu tố then chốt tạo nên năng lực cạnh tranh cho tập đoàn Viettel.

2.2.2. Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel tạiCampuchia Campuchia

a. Môi trường chính trị:

Từ năm 1993 Campuchia được biết đến là một nước Quân chủ lập hiến theo quy định của Hiến pháp Campuchia. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm. Hệ thống chính trị tại Campuchia khá phức tạp, hơn

nữa Campuchia là một quốc gia đa đảng gồm có 3 đảng chính là: Đảng Mặt trận đoàn

kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất, Đảng Nhân dân Campuchia, ngoài ra Đảng Cứu quốc Campuchia là đảng đối lập chính và khoảng hơn 50 đảng phái khác.

Môi trường chính trị tại Campuchia được đánh giá là kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi lẽ các doanh nghiệp khi thâm nhập sang thị trường Campuchia sẽ rất nhạy cảm với thể chế chính trị tại quốc gia này. Tuy nhiên, tập đoàn

Viettel lại nhận được khá nhiều ưu đãi khi đầu tư sang Campuchia bởi lẽ từ năm 1967

Việt Nam và Campuchia đã thiết lập quan hệ ngoại giao, là hai nước láng giềng có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống. Hơn nữa, quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương cũng đang trên đà phát triển tốt đẹp.

Về hợp tác khu vực và quốc tế: Hai nước đều là thành viên một số tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu và khu vực như ASEAN, Ủy hội sông Mê Kông. Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

b. Môi trường kinh tế:

Những năm qua, nền kinh tế của Campuchia đang có dấu hiệu khởi sắc với nhiều chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ trên nhiều ngành nghề. Những tín hiệu đáng mừng

của kinh tế Campuchia là minh chứng thành công trong việc triển khai chiến lược phát triển xây dựng kinh tế quốc gia của Campuchia thời gian qua.

khoảng 23.300 triệu USD và đạt hơn 6.751 triệu USD năm 2018. Cũng trong năm 2018, Campuchia có mức xuất khẩu đạt 12.123 triệu USD góp phần nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 28.039 triệu USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển sang

lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công.

Campuchia dự kiến đạt GDP bình quân đầu người vào năm 2021 là 1.771 USD

cao hơn mức 1.600 năm 2020. Theo thống kê của World Bank có thể thấy trong vòng

một thập kỷ trở lại đây nền kinh tế Campuchia tăng trưởng rõ rệt cụ thể là GDP bình quân đầu người hàng năm tăng cao tạo tiền đề cũng như cơ hội để thu hút đầu tư nước

ngoài. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể xem đó như một tín hiệu

Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số lạm phát của Campuchia trong 5 năm trở lại đây cũng duy trì ở mức khá ổn định khoảng 2,5% điều này tạo tác động tích cực cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Campuchia.

Hơn một thập kỷ qua, kinh tế-xã hội Campuchia đã có sự chuyển biến tích cực.

m Dân số % thay đồi Thay ■ ị, Di cư đôi Tuồi trung bình Tỳ lệ sinh Mặt đ % dân thành thị Dãn thánh thị % thế giới Thế giới Hạng 20 20 16 809 182 ,531 246 257 -30 000 0 26,0 2,53 95 22,20 3 723 400 0,22 7.758 156792 72 20 25 17 943 648 1 ,31 226 893 -30 000 27,0 0 2,39 102 23,80 4273673 0,22 8.141.661.0 07 72 20 30 18990.909 ,141 209 452 -30 000 0 29,0 2,27 108 25,80 4 900072 0,22 8.500.766.052 71 20 35 19 987 532 ,031 199 325 -30 000 0 30,0 2,17 113 28,20 5628 756 0,23 8 838 907877 72 2040 20 939 251 ,930 190,344 -30.000 0 31,0 2,10 119 30,70 6 433 446 0,23 9 157 233976 75 20 45 21 805 703 0 ,81 173 290 -30 000 33,0 0 2,03 124 33,40 7 287 526 0,23 9 453 891 780 72 20 50 22 545 212 0 ,67 147 902 -30 000 35,0 0 1,97 128 36,20 8 166 881 0,23 9 725 147 994 72

vào năm 2030. Nhà nước Campuchia cũng đang ra sức sửa đổi hoàn thiện hệ thống thuế, hải quan để thu hút đầu tư từ nước ngoài và thông qua Luật về đặc khu kinh tế.

Theo Tổng cục Hải quan kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia

tăng trưởng đều qua từng thời kì, đặc biệt trong năm 2018 kim ngạch thương mại có mức tăng trưởng vượt bậc tăng 24% so với năm 2017, đạt hơn 4,7 tỷ USD; đạt hơn 3 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2019. Về đầu tư, Campuchia có trên 200 dự án được đầu tư bởi Việt Nam với trên 3 tỷ USD tổng số vốn đăng ký ở nhiều lĩnh vực. Hiện hai nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, thỏa thuận về thúc đẩy, hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019-2020.

c. Môi trường xã hội

về nhân khẩu học, Campuchia được biết đến là một quốc gia với dân số trẻ với gần 17 triệu dân, độ tuổi trung bình ở Campuchia là 25,9 tuổi phù hợp trong độ tuổi lao động, đặc biệt phù hợp với ngành nghề công nghệ, viễn thông, điện tử, các ngành công nghiệp nặng bởi lẽ đặc thù của những ngành này luôn ưu tiên lao động trẻ-những người có khả năng tiếp thu, nhanh nhẹn và linh hoạt trong công việc.

Campuchia có nền văn hóa chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Ản Độ, Thái Lan, Lào với lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ đặc biệt tôn giáo đóng một vai trò vô cùng lớn trong các hoạt động văn hóa của người dân Campuchia. Trải qua gần 2000 năm hình thành và phát triển, tín ngưỡng Khmer mang đậm bản sắc và truyền thống của quốc gia Chùa Tháp. Bên cạnh đó cũng tồn tại các tín ngưỡng hỗn hợp như các tôn giáo Ản Độ như Hindu giáo, Phật giáo và tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa. Hầu hết dân số Campuchia là người Khmer và đó cũng là ngôn ngữ chính được sử dụng tại quốc gia này. Ngoài ra, các ngôn ngữ khác cũng được sử dụng ở Campuchia như: tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Hoa.

Campuchia có nền văn hóa đa dạng độc đáo do đó khi tiếp cận vào thị trường của xứ sở tháp chùa này các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ về văn hóa, thói quen làm việc để có thể dễ dàng thích nghi với quốc gia này. Bên cạnh đó thì tiếng Việt cũng là một trong số các thứ tiếng khá phổ biến tại Campuchia điều này cũng khiến

cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một điểm cộng khi rót vốn đầu vào thị trường

này.

d. Môi trường công nghệ

Thế giới đang chứng kiến một kỷ nguyên mới với những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì cuộc cách mạng này cũng mang đến không ít thách thức cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Campuchia. Thực tế, việc phát triển các công nghệ mới ở các nước đang phát triển là đặc biệt khó khăn vì khả năng đổi mới cơ bản vẫn còn ở giai đoạn đầu. Môi trường công nghệ tại Campuchia được nhận định là có sự thiếu hụt rất lớn các chuyên

gia về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, an ninh mạng ở mức thấp, các quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, dịch vụ Internet hạn chế, vấn đề tài chính và khoảng cách về kỹ năng như ngôn ngữ và kỹ thuật số chính là những rào cản, trở ngại chính đối với việc ứng dụng các công nghệ 4.0 tại Campuchia.

Mặt khác, Campuchia có cơ hội phát triển và ứng dụng các công nghệ mới dựa

trên một số điều kiện thực tế hiện nay. Thứ nhất, Campuchia có một nền kinh tế đang phát triển với dòng vốn FDI và tỷ lệ nhân khẩu học những người trẻ tuổi ngày càng tăng. Thứ hai, chính phủ Campuchia hiện đã đưa ra một số sáng kiến nhằm thúc đẩy công nghệ và đổi mới ở đất nước, bao gồm khung chiến lược cho nền kinh tế kỹ thuật

số của Campuchia. Thứ ba, cơ hội để khai thác các công nghệ từ nguồn vốn FDI, thúc

đẩy sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển hơn nữa các quan hệ đối tác kinh tế quốc tế đã được thiết lập. Điều này cho thấy Campuchia luôn mở cửa chào đón những nhà đầu tư công nghệ để xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà.

gồm ít nhất bảy cảnh quan khác biệt trên khắp đất nước. Môi trường của Campuchia cũng được coi là một nguồn tài nguyên cho thế giới.

Bộ Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện Luật Môi trường và các quy định liên quan, phù hợp với trách nhiệm bảo vệ môi trường và cân bằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cục Biến đổi khí hậu của Bộ Môi trường đã ban hành

chính sách Đóng góp Dự kiến do Quốc gia Xác định vào tháng 10 năm 2015, trong đó đặt mục tiêu cắt giảm 27% lượng phát thải khí nhà kính so với hiện trạng dự kiến cho năm 2030. Bên cạnh đó, quốc gia này được biết đến là quốc gia dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu 082 chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tập đoàn viễn thông quân đội viettel tại campuchia (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w