Nhu cầu sử dụng tại Campuchia được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với
thị trường Việt Nam, và thích hợp với đặc điểm hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất từ chất lượng đến giá cả. Do đó, Viettel có thể tận dụng những điểm giống nhau giữa thị trường hai nước để có thể xây dựng và phát triển các chiến lược kinh doanh đã áp dụng tại Việt Nam sang Campuchia.
Tháng 6 năm 2006 Viettel quyết định gia nhập thị trường Campuchia với mục tiêu đưa ngành Viễn thông Việt Nam ra thế giới. Để đi đến quyết định này, rõ ràng Tổng công ty tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã phải xem xét và đặt mục tiêu trên nhiều khía cạnh, cụ thể:
khai mạng 5G. Sắp tới, mục tiêu của Viettel là duy trì tốc độ tăng trưởng doanh
thu từ 10-15%, lợi nhuận trước thuế dương, lợi nhuận chuyển về nước năm sau cao hơn các năm trước.
- về thị phần: Metfone hiện đang nắm giữ khoảng 41,3% thị phần tại thị trường
viễn thông Campuchia. Mục tiêu các năm tới của Viettel duy trì vị thế nhà mạng số 1 tại Campuchia với tổng số thuê bao được mở rộng và nâng lên trên mức 10 triệu thuê bao.
- về thương hiệu: Mục tiêu của Viettel là quảng bá hình ảnh thương hiệu cho
công ty con Metfone tại thị trường Campuchia. Bên cạnh đó Viettel kì vọng thông qua việc triển khai các chiến dịch quảng cáo để gia tăng sự nhận diện và
giá trị thương hiệu trong tâm trí người dùng.
Đề ra những mục tiêu rõ ràng và cụ thể, Viettel Cambodia có nhiều cơ hội tăng
trưởng, hiện tại Metfone là nhà mạng dẫn đầu về hạ tầng mạng lưới với 11000 trạm phát sóng (BTS), hơn 23000 km cáp quang, phủ sóng 97% toàn Campuchia. Đồng thời, Viettel cũng tổ chức nhiều chương trình xã hội nhằm đóng góp và xây dựng cho
sự phát triển của Campuchia như cung cấp internet miễn phí cho các hoạt động giáo dục, y tế, hỗ trợ phủ sóng vùng sâu, vùng xa cho người dân địa phương hoặc xây dựng Chính phủ điện tử... Những điều này là thế mạnh giúp Metfone xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và Chính phủ Campuchia.
Thị trường Campuchia được đánh giá là một thị trường với nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng tồn tại không ít thách thức bởi cơ sở hạ tầng yếu kém; phương thức thanh toán phức tạp, nhiều rủi ro, lao động thiếu chuyên môn... Tuy vậy, chính những
khó khăn này sẽ yếu tố then chốt tạo nên năng lực cạnh tranh cho tập đoàn Viettel.
2.2.2. Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel tạiCampuchia Campuchia
a. Môi trường chính trị:
Từ năm 1993 Campuchia được biết đến là một nước Quân chủ lập hiến theo quy định của Hiến pháp Campuchia. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm. Hệ thống chính trị tại Campuchia khá phức tạp, hơn
nữa Campuchia là một quốc gia đa đảng gồm có 3 đảng chính là: Đảng Mặt trận đoàn
kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất, Đảng Nhân dân Campuchia, ngoài ra Đảng Cứu quốc Campuchia là đảng đối lập chính và khoảng hơn 50 đảng phái khác.
Môi trường chính trị tại Campuchia được đánh giá là kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi lẽ các doanh nghiệp khi thâm nhập sang thị trường Campuchia sẽ rất nhạy cảm với thể chế chính trị tại quốc gia này. Tuy nhiên, tập đoàn
Viettel lại nhận được khá nhiều ưu đãi khi đầu tư sang Campuchia bởi lẽ từ năm 1967
Việt Nam và Campuchia đã thiết lập quan hệ ngoại giao, là hai nước láng giềng có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống. Hơn nữa, quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương cũng đang trên đà phát triển tốt đẹp.
Về hợp tác khu vực và quốc tế: Hai nước đều là thành viên một số tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu và khu vực như ASEAN, Ủy hội sông Mê Kông. Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.
b. Môi trường kinh tế:
Những năm qua, nền kinh tế của Campuchia đang có dấu hiệu khởi sắc với nhiều chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ trên nhiều ngành nghề. Những tín hiệu đáng mừng
của kinh tế Campuchia là minh chứng thành công trong việc triển khai chiến lược phát triển xây dựng kinh tế quốc gia của Campuchia thời gian qua.
khoảng 23.300 triệu USD và đạt hơn 6.751 triệu USD năm 2018. Cũng trong năm 2018, Campuchia có mức xuất khẩu đạt 12.123 triệu USD góp phần nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 28.039 triệu USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển sang
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công.
Campuchia dự kiến đạt GDP bình quân đầu người vào năm 2021 là 1.771 USD
cao hơn mức 1.600 năm 2020. Theo thống kê của World Bank có thể thấy trong vòng
một thập kỷ trở lại đây nền kinh tế Campuchia tăng trưởng rõ rệt cụ thể là GDP bình quân đầu người hàng năm tăng cao tạo tiền đề cũng như cơ hội để thu hút đầu tư nước
ngoài. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể xem đó như một tín hiệu
Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số lạm phát của Campuchia trong 5 năm trở lại đây cũng duy trì ở mức khá ổn định khoảng 2,5% điều này tạo tác động tích cực cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Campuchia.
Hơn một thập kỷ qua, kinh tế-xã hội Campuchia đã có sự chuyển biến tích cực.
Ná m Dân số % thay đồi Thay ■ ị, Di cư đôi Tuồi trung bình Tỳ lệ sinh Mặt đ ộ % dân thành thị Dãn thánh thị % thế giới Thế giới Hạng 20 20 16 809 182 ,531 246 257 -30 000 0 26,0 2,53 95 22,20 3 723 400 0,22 7.758 156792 72 20 25 17 943 648 1 ,31 226 893 -30 000 27,0 0 2,39 102 23,80 4273673 0,22 8.141.661.0 07 72 20 30 18990.909 ,141 209 452 -30 000 0 29,0 2,27 108 25,80 4 900072 0,22 8.500.766.052 71 20 35 19 987 532 ,031 199 325 -30 000 0 30,0 2,17 113 28,20 5628 756 0,23 8 838 907877 72 2040 20 939 251 ,930 190,344 -30.000 0 31,0 2,10 119 30,70 6 433 446 0,23 9 157 233976 75 20 45 21 805 703 0 ,81 173 290 -30 000 33,0 0 2,03 124 33,40 7 287 526 0,23 9 453 891 780 72 20 50 22 545 212 0 ,67 147 902 -30 000 35,0 0 1,97 128 36,20 8 166 881 0,23 9 725 147 994 72
vào năm 2030. Nhà nước Campuchia cũng đang ra sức sửa đổi hoàn thiện hệ thống thuế, hải quan để thu hút đầu tư từ nước ngoài và thông qua Luật về đặc khu kinh tế.
Theo Tổng cục Hải quan kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia
tăng trưởng đều qua từng thời kì, đặc biệt trong năm 2018 kim ngạch thương mại có mức tăng trưởng vượt bậc tăng 24% so với năm 2017, đạt hơn 4,7 tỷ USD; đạt hơn 3 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2019. Về đầu tư, Campuchia có trên 200 dự án được đầu tư bởi Việt Nam với trên 3 tỷ USD tổng số vốn đăng ký ở nhiều lĩnh vực. Hiện hai nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, thỏa thuận về thúc đẩy, hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019-2020.
c. Môi trường xã hội
về nhân khẩu học, Campuchia được biết đến là một quốc gia với dân số trẻ với gần 17 triệu dân, độ tuổi trung bình ở Campuchia là 25,9 tuổi phù hợp trong độ tuổi lao động, đặc biệt phù hợp với ngành nghề công nghệ, viễn thông, điện tử, các ngành công nghiệp nặng bởi lẽ đặc thù của những ngành này luôn ưu tiên lao động trẻ-những người có khả năng tiếp thu, nhanh nhẹn và linh hoạt trong công việc.
Campuchia có nền văn hóa chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Ản Độ, Thái Lan, Lào với lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ đặc biệt tôn giáo đóng một vai trò vô cùng lớn trong các hoạt động văn hóa của người dân Campuchia. Trải qua gần 2000 năm hình thành và phát triển, tín ngưỡng Khmer mang đậm bản sắc và truyền thống của quốc gia Chùa Tháp. Bên cạnh đó cũng tồn tại các tín ngưỡng hỗn hợp như các tôn giáo Ản Độ như Hindu giáo, Phật giáo và tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa. Hầu hết dân số Campuchia là người Khmer và đó cũng là ngôn ngữ chính được sử dụng tại quốc gia này. Ngoài ra, các ngôn ngữ khác cũng được sử dụng ở Campuchia như: tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Hoa.
Campuchia có nền văn hóa đa dạng độc đáo do đó khi tiếp cận vào thị trường của xứ sở tháp chùa này các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ về văn hóa, thói quen làm việc để có thể dễ dàng thích nghi với quốc gia này. Bên cạnh đó thì tiếng Việt cũng là một trong số các thứ tiếng khá phổ biến tại Campuchia điều này cũng khiến
cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một điểm cộng khi rót vốn đầu vào thị trường
này.
d. Môi trường công nghệ
Thế giới đang chứng kiến một kỷ nguyên mới với những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì cuộc cách mạng này cũng mang đến không ít thách thức cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Campuchia. Thực tế, việc phát triển các công nghệ mới ở các nước đang phát triển là đặc biệt khó khăn vì khả năng đổi mới cơ bản vẫn còn ở giai đoạn đầu. Môi trường công nghệ tại Campuchia được nhận định là có sự thiếu hụt rất lớn các chuyên
gia về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, an ninh mạng ở mức thấp, các quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, dịch vụ Internet hạn chế, vấn đề tài chính và khoảng cách về kỹ năng như ngôn ngữ và kỹ thuật số chính là những rào cản, trở ngại chính đối với việc ứng dụng các công nghệ 4.0 tại Campuchia.
Mặt khác, Campuchia có cơ hội phát triển và ứng dụng các công nghệ mới dựa
trên một số điều kiện thực tế hiện nay. Thứ nhất, Campuchia có một nền kinh tế đang phát triển với dòng vốn FDI và tỷ lệ nhân khẩu học những người trẻ tuổi ngày càng tăng. Thứ hai, chính phủ Campuchia hiện đã đưa ra một số sáng kiến nhằm thúc đẩy công nghệ và đổi mới ở đất nước, bao gồm khung chiến lược cho nền kinh tế kỹ thuật
số của Campuchia. Thứ ba, cơ hội để khai thác các công nghệ từ nguồn vốn FDI, thúc
đẩy sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển hơn nữa các quan hệ đối tác kinh tế quốc tế đã được thiết lập. Điều này cho thấy Campuchia luôn mở cửa chào đón những nhà đầu tư công nghệ để xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà.
gồm ít nhất bảy cảnh quan khác biệt trên khắp đất nước. Môi trường của Campuchia cũng được coi là một nguồn tài nguyên cho thế giới.
Bộ Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện Luật Môi trường và các quy định liên quan, phù hợp với trách nhiệm bảo vệ môi trường và cân bằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cục Biến đổi khí hậu của Bộ Môi trường đã ban hành
chính sách Đóng góp Dự kiến do Quốc gia Xác định vào tháng 10 năm 2015, trong đó đặt mục tiêu cắt giảm 27% lượng phát thải khí nhà kính so với hiện trạng dự kiến cho năm 2030. Bên cạnh đó, quốc gia này được biết đến là quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu do khả năng thích ứng thấp. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các dịch vụ viễn thông của Viettel khi tham
gia vào thị trường Campuchia. f Môi trường pháp lý
Giống như hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới, hệ thống pháp luật
Campuchia đã phát triển từ luật tục bất thành văn sang luật định. Trước khi thuộc địa của Pháp (1863), Campuchia được quản lý bởi các quy tắc tập quán dựa trên sự đồng thuận. Từ năm 1863 đến năm 1953, hệ thống pháp luật và tư pháp Campuchia hầu như dựa hoàn toàn vào hệ thống của Pháp. Hệ thống này đã có tác động mạnh mẽ không chỉ đến luật pháp và hệ thống giáo dục pháp luật mà còn đối với các luật sư, công tố viên, thẩm phán và quan chức Campuchia cho đến năm 1975.
Hệ thống pháp luật hiện tại là một hệ thống pháp luật hỗn hợp, là sự kết hợp của tập quán Campuchia, hệ thống pháp luật dựa trên Pháp và hệ thống thông luật, là ảnh hưởng phát sinh từ hỗ trợ nước ngoài về pháp lý và tư pháp, cải cách ở Campuchia. Campuchia hiện có khung chính sách ổn định và đang được hoàn thiện. Về đầu tư, luật Đầu tư của Cam-pu-chia được ban hành năm 1994 và được sửa đổi vào tháng 3/2003 đã tạo ra một cơ chế đầu tư nước ngoài cởi mở, tự do và tăng tính minh bạch. Chính phủ Cam-pu-chia cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài vào hầu hết các lĩnh vực. Chính sách đầu tư của Campuchia hướng đến tạo môi trường đầu tư
Đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại, Cam-pu-chia thông qua Luật Trọng tài thương mại năm 2006. Năm 2010, Chính phủ quy định việc thành lập Trung
tâm Trọng tài Quốc gia cho phép các công ty giải quyết tranh chấp thương mại một cách nhanh chóng và ít tốn kém hơn việc giải quyết thông qua tòa án. Bên cạnh đó, các vụ tranh chấp thương mại cũng có thể được giải quyết thông qua trọng tài quốc tế. Với hệ thống luật pháp tương đối phức tạp, Tập đoàn Viettel muốn tiếp cận tại thị trường này cần phải có một nghiên cứu kĩ lưỡng để hiểu toàn bộ cấu trúc pháp lý, hiểu các yếu tố của thông luật và dân luật trong hệ thống pháp luật Campuchia.
2.2.2.2. Phân tích môi trường ngành Viễn thông Campuchia
Mức độ cạnh tranh tại thị trường nước ngoài là vô cùng gay gắt, do đó, Tập đoàn Viettel cần nắm bắt tốt thị trường, đối thủ, cơ cấu cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt thông qua các thế mạnh sẵn có như: hệ thống cơ sở vật chất sản xuất, năng lực sản xuất sản phẩm, danh tiếng và uy tín của sản phẩm, lợi thế về địa điểm kinh doanh,
bí quyết kỹ thuật... Điều này được thể hiện rõ thông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.
a. Sự cạnh tranh trong ngành
Campuchia là nước có thị trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt, ngoài sự góp
mặt của các doanh nghiệp nội địa còn có sự tham gia của các tập đoàn lớn trên thế giới. Sự cạnh tranh này làm cho thị trường biến động mạnh và nhanh hơn, đòi hỏi công tác quản lý và phát triển thị trường của doanh nghiệp phải thích ứng rất nhanh mới có thể theo kịp.
Theo Báo Đầu tư, năm 2009 Viettel bắt đầu kinh doanh dịch vụ di động tại thị trường Campuchia với cái tên Metfone. Khi đó, trên thị trường đã có nhiều nhà mạng
như Cellcard, Hello, Star-Cell, Beeline, Smart Mobile. Mức độ cạnh tranh ngành dịch vụ viễn thông ở Campuchia thời điểm đó là vô cùng khốc liệt các đối thủ tại Campuchia đều không chịu đứng yên. Đầu tháng 12/2010, trong bối cảnh thị phần viễn thông nhiều biến động do Metfone đang dần trở thành nhà mạng chiếm lĩnh thị
thị phần tại Campuchia. Theo báo cáo thường niên của Metfone có thể thấy, trong 2-