2.3.2.1. Hạn chế
a. Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của công ty mẹ
Năm 2016, do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và không đạt được doanh thu tại Campuchia như kì vọng, Viettel dự định xem xét dừng đầu tư tại quốc gia láng
giềng để huy động vốn cho các dự án toàn cầu khác sau khi Tập đoàn Viettel Global báo cáo mức tăng trưởng thu nhập thấp nhất kể từ năm 2012. Trong đó, năm 2015, Viettel Global đạt doanh thu 660 triệu USD, lợi nhuận ròng giảm xuống còn 22 triệu USD - mức thấp nhất kể từ năm 2012 điều này ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến hoạt
động kinh doanh của Metfone. Theo Phnom Penh Post (2016), Viettel đã lặng lẽ tìm kiếm các nhà đầu tư mua mảng kinh doanh tại Campuchia. Tập đoàn đã cố gắng tìm nhà đầu tư cho Metfone một thời gian do hoạt động kinh doanh không mấy sáng sủa.
b. Sản phẩm không mang tính cạnh tranh
Có thể nói các sản phẩm, dịch vụ của Tập đoàn Viettel khi ra mắt thị trường Campuchia không mang tính cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường, bởi lẽ khi thâm nhập thị trường mới, Viettel mang đến các sản phẩm, dịch vụ mà các nhà mạng trong và ngoài đất nước Campuchia đã và đang kinh doanh. Điều này dẫn đến một bất lợi cho Tập đoàn là rất khó thu hút khách hàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Metfone. Trong khi đó, Metfone cũng rất khó để cạnh tranh về giá với các nhà mạng khác vì Tập đoàn Viettel đã dồn hầu hết các nguồn lực cho các vấn đề về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực... khi quyết định đầu tư GF sang thị trường Campuchia.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Từ hạn chế của Viettel tại thị trường Campuchia, có thể thấy vấn đề xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, Viettel không có lợi thế trong việc cạnh tranh trên sân của
Campuchia so với nhà đầu tư nước ngoài khác, Viettel không có nhiều lợi thế vì thiếu
là thị trường độc quyền duy nhất nhà cung cấp dịch vụ di động, vốn là doanh nghiệp nhà nước. Do đó, điện thoại di động này nhà cung cấp mạng đã nhận được sự bảo vệ từ Bộ Bưu chính và Viễn thông. Sau khi được Viettel cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP, Chính phủ Campuchia đã cấp phép cho 9 nhà cung cấp dịch vụ di động khác để kinh doanh dịch vụ điện thoại di động. Chỉ mất 6 tháng để thị trường viễn thông Campuchia chuyển đổi từ thị trường độc quyền sang thị trường cạnh tranh. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng liên tục. khi thâm nhập thị trường điện thoại di động Campuchia, Viettel đã phải đối mặt với cùng với ba nhà khai thác lớn khác chiếm 95% thị phần.
Thứ hai, thị trường liên tục thu hẹp và đi đến mức bão hòa khi xã hội ngày
càng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Các tính năng thông thường của điện thoại di động như sms, gọi điện, nhận cuộc gọi dần được thay thế bằng các công cụ của các mạng xã hội, ứng dụng liên lạc như facebook, zalo, hangout... Điều đó có nghĩa là cánh cửa thâm nhập thị trường đã bị thu hẹp. Như vậy, để cạnh tranh trên thị trường này, Viettel không những cần có các chiến lược để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mà còn phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Hơn nữa, khi thị trường dần đi đến bão hòa, điều quan trọng là Metfone phải thu hút khách hàng của các nhà mạng khác. Đây là một câu hỏi lớn đối với Viettel để tồn tại và phát triển tại thị trường Campuchia.
Thứ ba, công tác nghiên cứu thị trường còn chưa kỹ càng, để lại nhiều lỗ
hổng
như sản phẩm thâm nhập thị trường còn chưa phù hợp khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian để tranh giành thị phần. Cũng từ nguyên nhân sản phẩm chưa tối ưu khiến doanh nghiệp phải cạnh tranh nhiều về giá với các đối thủ khác do đó làm cho tốc độ tăng trưởng doanh thu còn khá chậm.
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Áp dụng những cơ sở lý luận về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế, chương II làm rõ thực trạng thâm nhập thị trường Campuchia của Viettel. Được biết đến là một trong những doanh nghiệp nhà nước đầu tiên đi đầu tư tiên phong tại thị trường nước ngoài, năm 2006 Viettel bắt đầu rót vốn đầu tư sang thị trường quốc gia láng giềng. Đến năm 2009 Metfone của Viettel tại thị trường Campuchia chính thức được thành lập. Bên cạnh những thành công Metfone cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức.
Về việc lựa chọn Campuchia là thị trường mục tiêu để thâm nhập, Viettel đã đánh giá môi trường kinh doanh tại quốc gia này là vô cùng phù hợp với Tập đoàn. Theo nhận định của Viettel, các thị trường tiềm năng và màu mỡ về viễn thông đã không còn chỗ đứng cho doanh nghiệp bởi lẽ thị phần của các thị trường tại những quốc gia phát triển đã bị chiếm chỗ bởi các doanh nghiệp, tập đoàn Viễn thông hàng đầu thế giới. Do đó việc lựa chọn đầu tư sang các quốc gia đang phát triển là thách thức lớn cho doanh nghiệp vì đây là một thị trường khó, với thu nhập trung bình của người dân không cao, phần lớn khách hàng là nông dân-một đối tượng vô cùng nhạy cảm về giá do đó Viettel khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh những thách thức, Campuchia cũng là thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội cho Viettel vì tại các thị trường này chưa có nhiều các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp mạng trước đó hầu hết đều là các doanh nghiệp trong nước với tiềm lực cạnh tranh không cao do đó Viettel có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị phần thông qua các chiến
lược Marketing-mix, chiến lược STP.
Có thể nói, Viettel quyết định đầu tư GF trong bước đầu thâm nhập thị trường Campuchia là một bước đi táo bạo của Tập đoàn. Tuy nhiên cũng nhờ vào sự quyết đoán cũng như những cố gắng nỗ lực của mình Viettel đã xây dựng và thành lập một Metfone với nhiều thành tựu ấn tượng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA VIETTEL