7. Kết cấu đề tài
1.2.1 Giai đoạn Lập kế hoạch
Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện những bước công việc như sau: Bước đầu tiên là chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán, đây là quá trình tiếp cận để thu thập những thông tin về khách hàng nhằm giúp KTV tìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng phục vụ, thời gian thực hiện, phí kiểm toán..., qua đó, nếu đồng ý, KTV sẽ ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, theo đó để đảm bảo chất lượng và đạt được các mục tiêu đề ra cho cuộc kiểm toán thì KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng trên phạm vi rộng, do đó bước thứ 2 là thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán. Sau khi đã thu thập được các thông tin đó, ở bước thứ 3 KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Bước thứ 4, KTV sẽ căn cứ vào những thông tin đã thu thập được để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Bước cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thông qua những thông tin trên, KTV lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán” có nêu rõ: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả” và: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn”.
Sơ đồ 1.3 Trình tự giai đoạn lập kế hoạch
(Nguồn: Quy trình kiểm toán mẫu của VACPA)