7. Kết cấu đề tài
1.2.1.4 Đánh giá tính trọng yếuvà rủi ro kiểm toán
Ở các bước trên KTV mới thu thập được các thông tin mang tính khách quan về khách hàng thì ở bước này, căn cứ vào những thông tin thu thập được, KTV sẽ thực hiện đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.
1) Đánh giá tính trọng yếu
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 320: Trọng yếu được hiểu “Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC”.Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên Báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát ( thử nghiệm ) kiểm toán. Ở đây, KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho
toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính.
Trên thực tế, việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho các tài khoản là vấn đề phức tạp, đòi hỏi xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do đó để đảm bảo tính thận trọng, các công ty kiểm toán thường xây dựng sẵn những căn cứ để xác định mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. Các bước đánh giá tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
Bước 1: Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu.
Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu tính trọng yếu cho khoản mục.
- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: mức ước lượng ban đầu về tính trọng
yếu là
lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó, các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn
chưa ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Nói cách
khác, đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. - Phân bổ ước lượng ban đầu tính trọng yếu cho khoản mục: Sau khi KTV đã
có
được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ
mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC, trong đó có khoản mục NPTNB. Và đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục NPTNB.
Tỷ lệ % để xác định mức độ trọng yếu thực hiện trong trường hợp: - Rủi ro kiểm toán là cao: 40-55%.
- Rủi ro kiểm toán là trung bình :55-75%. - Rủi ro kiểm toán là thấp: 75-90%
2) Đánh giá rủi ro kiểm toán
Theo VSA 400, “Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc KTV và công ty kiểm toán đó trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểm toán mong muốn (AR) cho toàn bộ BCTC được kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR)
Ta có biểu thức biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
AR = IR x CR x DR
Trong đó rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ được KTV đánh giá đối với từng khoản mục.
- Rủi ro tiềm tàng (IR) là khả năng các nghiệp vụ, khoản mục NPTNB trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có KSNB.
- Rủi ro kiểm soát (CR) là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu đối với khoản mục NPTNB do KSNB của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, do đó đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này.
- Rủi ro phát hiện (DR) là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận đối với khoản mục NPTNB mà không ngăn chặn hay phát hiện bởi KSNB và cũng không được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập dưới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện như sau:
Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Trong một cuộc kiểm toán trọng yếu và rủi ro luôn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau nghĩa là nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được càng tăng lên thì rủi ro kiểm toán càng giảm đi và ngược lại. Bởi vì, khi mức sai sót trọng yếu có thể chấp nhận được càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro kiểm toán càng giảm xuống. Mối quan hệ này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với KTV khi lập kế hoạch kiểm toán để nhằm xác định về nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán cần áp dụng. Do đó trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản mục NPTNB, khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán, KTV phải đặc biệt chú ý đến mối quan hệ này. Tuy nhiên đây là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ và khả năng phán đoán của KTV. Trên thực tế chỉ có một số công ty kiểm toán tại Việt Nam xây dựng được quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro, còn nhiều công ty vẫn chưa xây dựng được quy trình cụ thể.