với khoản mục DT BH&CCDV do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, do đó đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này. Rủi ro kiểm soát đối với khoản mục DT được
15
Sinh viên: Đặng Thị Phương Thảo Lớp: K19KTP
KTV đánh giá thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với chu trình bán hàng - thu tiền
- Đánh giá rủi ro phát hiện (DR): Là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận đối với khoản mục DT mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập bằng một bảng dưới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện (DR) như sau:
Biểu 1.1. Bảng ma trận rủi ro phát hiện. Đánh giá về rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Đánh giá về rủi ro tiềm tàng
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
Trung Bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao nhất
16
Sinh viên: Đặng Thị Phương Thảo Lớp: K19KTP
(Tài liệu môn học Kiểm toán căn bản - Học viện Ngân hàng)
❖ Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục DT bán hàng.
Chương trình kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định
nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được lập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện trong quá trình kiểm toán khoản mục DT BH&CCDV. Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể mà chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế khác nhau. Chương trình kiểm toán sẽ là căn cứ để KTV tiến hành cuộc kiểm toán.
1.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Quy trình thực hiện kiểm toán chính là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức
độ trung thực và hợp lý của các khoản mục trên BCTC dựa trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.
17
Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp
Nhằm thu thập bằng chứng chứng minh cho các chế độ và thể thức đặc thù góp phần vào đánh giá CR, KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát thông qua các phương thức kiểm soát chủ yếu là quan sát việc ghi chép và theo dõi chu trình bán hàng - thu tiền của đơn vị. Nội dung cụ thể các thử nghiệm kiểm soát bao gồm:
Một là tìm hiểu, đánh giá về thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ: KTV cần yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy hay cá nhân trong việc xét duyệt đơn đặt hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại, trong việc xuất giao hàng và hạch toán DT; quy định về hạn mức tín dụng, phê chuẩn bán chịu của khách hàng..
Hai là khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ: Bước tiếp theo là KTV khảo sát việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB để đánh giá sự vận hành của KSNB đối với khoản mục DT BH&CCDV. Mục tiêu chủ yếu là tìm hiểu về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục trong sự vận hành của các quy chế
kiểm soát, các bước kiểm soát. Cách thức khảo sát để thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh giá rất đa dạng như phỏng vấn, điều tra, trực tiếp quan sát cụ thể kiểm tra các dấu vết của hoạt động KSNB lưu lại trên các hồ sơ, tài liệu (Lời phê duyệt và chữ ký của người phê duyệt đơn đặt hàng, dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán, chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán...). Các sai sót trong vận hành của KSNB thường dẫn đến sự thiếu tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan đã ghi nhận.
Ba là khảo sát về thực hiện các nguyên tắc kiểm soát: Khảo sát về thực hiện các nguyên tắc kiểm soát cũng là một công việc quan trọng, cụ thể là xem xét sự thực hiện ba nguyên tắc chỉ đạo chung cho việc thiết lập hệ thống KSNB có hiệu quả đó là: phân công, phân nhiệm; bất kiêm nhiệm và phê chuẩn ủy quyền. KTV thường chú
ý đên việc thực hiện thủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không, việc phân công
bố trí người trong các khâu liên quan đến phê duyệt - thực hiện hay kế toán - thủ kho - thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không. Nếu được thỏa mãn thì có thể tăng độ tin cậy của nguồn thông tin về DT BH&CCDV mà
18
Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp
Với khoản mục Doanh thu BH&CCDV thì SAP được xem là một kỹ thuật có hiệu
quả đối với các KTV khi thực hiện kiểm toán. Kỹ thuật phân tích bao gồm: