Đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu 410 hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư SUDECO (Trang 28 - 30)

1.2.6.1. Khái niệm và vai trò

Đánh giá thực hiện công việc là cách đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn đồng thời có sự thảo luận lại việc đánh giá đó đối với từng người. Nguyễn Hữu Thân (2007) định nghĩa đánh giá thực hiện công việc là một hệ thống chính thức xét duyệt và đánh giá sự hoàn thành công việc của một cá nhân theo định kỳ.

Đánh giá năng lực thực hiện công việc là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhưng cũng là hoạt động hết sức khó khăn. Điều này khó khăn bởi lý do người lao động không ai thích người khác đánh giá mình, ngoại trừ những người hoàn

thành công việc một cách thành công. Và cũng có ít người muốn tự đánh giá khả năng

của bản thân mình. Khó khăn nhất chính là việc làm sao để có thể đưa ra đánh giá một cách khách quan và đúng mức nhất có thể. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ tác động lên cả tổ chức lẫn cá nhân người lao động. Nhân viên,

đặc biệt là những người tự ti, những người có kết quả thực hiện không cao hoặc những

người không tin rằng việc đánh giá công bằng, hợp lý sẽ cảm thấy không an toàn, thậm chí lo lắng sợ hãi khi làm việc trong doanh nghiệp. Ngược lại những nhân viên thực hiện công việc ở mức độ xuất sắc, có nhiều tham vọng, cầu tiến sẽ coi việc đánh

giá thực hiện công việc của nhân viên là cơ hội giúp cho họ khẳng định vị trí của họ trong doanh nghiệp và thêm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của mình.

Đối với doanh nghiệp, các thông tin đánh giá thực hiện công việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác như tuyển chọn, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công,...

- Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên viết mức độ thực hiện công

việc của

họ so với tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác.

- Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc.

- Kích thích, động viên nhân viên thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận

và hỗ trợ.

- Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên

chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức, ...

- Phát triển sự hiểu biết của công ty thông qua đàm thoại về các cơ hội và

hoạch định

nghề nghiệp.

- Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.

1.2.6.2. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc

- Phương pháp thang đo đồ họa: đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của người

đánh

giá để đánh giá sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá theo một thang

đo từ

thấp đến cao.

- Phương pháp danh mục kiểm tra: sử dụng các câu hỏi mô tả hành vi, thái

độ có

thể xảy ra của người lao động dựa trên ý kiến chủ quan của mình. Người

đánh giá

đánh dấu vào những câu mô tả mà họ cảm thấy đúng và bỏ trống với câu mà

họ cảm

thấy không đúng.

- Phương pháp ghi chép những sự kiện quan trọng: Ghi lại theo cách mô tả

những

hành vi xuất sắc hoặc yếu kém có liên quan đến việc thực hiện công việc của người

lao động theo từng yếu tố công việc.

- Phương pháp đánh giá bằng văn bản tường thuật: Là phương pháp đánh

Một phần của tài liệu 410 hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư SUDECO (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w