1.2.7.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của Nguyễn Hữu Thuân (2004), các giá trị, quan điểm và nguyên tắc hành vi được chia sẻ với nhau bên tring môi trường doanh nghiệp chính là văn hóa doanh nghiệp. Chúng góp phần chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và cách hành động của mỗi nhân viên trong quá trình làm việc vì một mục đích chung và chúng chính là thứ hình thành nên nét bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay Văn hoá kinh doanh như cách nghĩ thông thường. Văn hoá doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp, đó chỉ là ý muốn, ý tưởng.
Những điều doanh nghiệp mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?”.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như một “hệ điều hành” có tác động điều chỉnh từ các hoạt động thường nhật, sự phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận cho đến việc hoạch định cơ cấu tổ chức hay lựa chọn chiến lược hoạt động... của mỗi doanh nghiệp.
1.2.7.2. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác nhau
như vật thể, phi vật thể, các giá trị. Nhưng cách phân chia nổi tiếng và được thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng bắt gặp mô hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ông trong rất nhiều công trình nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp.
Ông có một cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành văn hóa đó. Ông đã chia Văn hóa doanh nghiệp thành ba lớp, mà dựa vào đó ta
ODCLICK
PeopleFirstforBusiness
3 CẤP Độ VÂN HÓA CÚA EDGAR SCHEIN
Thiết ké dựa theo Edgor Schein
Hình 1.7: 3 cấp độ văn hóa của Edgar H. Schein
(Nguồn: odclick.com)
Cấp độ 1: Biểu hiện hữu hình
Biểu hiện hữu hình là các yếu tố hiện hữu trong tổ chức như logo, kiến trúc, cấu trúc, quy trình, các văn bản và trang phục của công ty. Một người có thể nghe nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức. Đây là dấu hiệu nhận biết với khách hàng. Cấp độ văn hóa này dễ thay đổi, điển hình trường hợp thay đổi bộ nhận diện thương hiệu nhưng bản chất những giá trị văn hóa vẫn không thay đổi.
Cấp độ 2: Giá trị chia sẻ
Giá trị chia sẻ ảnh hưởng đến sự giao tiếp trong tổ chức và liên quan đến các tiêu chuẩn, giá trị và quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. Chức năng chính là hướng dẫn cho các thành viên cách thức phản ứng với một số tình huống và rèn luyện cách ứng xử trong môi trường doanh nghiệp.
Cấp độ 3: Niềm tin ngầm định hay các giả định căn bản
Niềm tin ngầm định là nhân tố quan trọng nhất của văn hóa trong doanh nghiệp, chia sẻ giá trị giữa các thành viên với tổ chức và quyết định sự gắn kết, giá trị tạo ra của đội ngũ nhân sự. Thách thức đặt ra là con người trong tổ chức có động cơ khác nhau. Lãnh đạo tập trung vào các kết quả tài chính. Quản lý theo chủ nghĩa
kinh nghiệm, tập trung vào bộ phận của mình và thường thiện hướng mạnh về chuyên
môn. Nhân sự bị chi phối của động cơ cá nhân.
Trong thực tế, ba cấp độ của Mô hình Văn hóa Tổ chức đôi khi được biểu diễn
dưới dạng mô hình dựa trên các lớp khác nhau. Lớp bên ngoài khá dễ thích nghi và dễ thay đổi. Các lớp càng sâu, càng khó điều chỉnh. Đây là về cách thức hoạt động của thế giới theo tất cả những người thuộc về tổ chức và xuất phát từ kinh nghiệm và nhận thức.
Nhìn chung, cấp độ 1, 2 là biểu hiện hữu hình và giá trị chia sẻ mang tính bề
mặt, có thể ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, không mang bản chất của văn hóa tổ chức. Do vậy, để hình thành nền tảng và giúp nhân sự thấu hiểu văn hóa, các doanh nghiệp cần tác động đến cốt lõi là Niềm tin ngầm định. Cấp độ 3 là gene văn hóa của doanh nghiệp. Bởi văn hóa là giá trị niềm tin và hành vi được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức. Đội ngũ nhân sự cần thấm nhuần và có niềm tin chung với giá trị của tổ chức. Bên cạnh đó, thách thức là con người có niềm tin và động lực khác nhau
từ lãnh đạo, quản lý, nhân sự. Do vậy, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần khảo sát,