Trong Công ty Cổ phần Đầu tư SUDECO, các phòng ban có triển khai chấm điểm, nhận xét, đánh giá hiệu quả làm việc và năng lực làm việc của từng người lao động. “Bảng đánh giá nhân viên” này thường được người quản lý/ trưởng phòng ban đó thực hiện theo quý. Mục đích của bảng này là nhằm đánh giá người lao động sau một thời gian làm việc cụ thể tại doanh nghiệp đã thỏa mãn được bao nhiêu tiêu chí/ điểm so với nhu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể nhà quản lý của SUDECO sẽ đánh giá
chấm điểm các vấn đề liên quan đến: chấp hành nội quy, tác phong, quan hệ, công việc, kỹ năng, sử dụng trang thiết bị.
Đối với một công ty vừa và nhỏ thì việc có sở hữu “Bảng đánh giá nhân viên”
là một hành động sáng suốt trong việc đặt ra các tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá nguồn
nhân lực trên nhiều góc độ yêu cầu khác nhau mà doanh nghiệp ban đầu đã đề ra. Thông qua bảng đánh giá nhân viên, công ty có thể cân nhắc từ việc tăng lương, xét thưởng đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thăng chức cho người lao động thậm chí giúp nhà quản lý cân nhắc cắt giảm nhân lực yếu kém. Tuy nhiên việc đánh giá nhân viên là một công việc nhạy cảm, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Do đó việc đánh giá nhân viên đòi hỏi nhà quản lý phải duy trì tính minh bạch, rõ ràng khéo léo cũng như dựa vào khách quan thực tế để có thể đánh giá người lao động
mà không quá bị phụ thuộc vào cảm tính chủ quan của bản thân.
Việc quy hoạch nhân sự có thể trở nên hoàn thiện hơn khi nhà quản lý đưa ra các đánh giá và nhận định đúng đắn về các nguồn nhân lực của họ. Qua đó tạo điều kiện cho các nhân viên có thể phát huy được hết năng lực của bản thân họ đồng thời
NỌI DUNG D ANH GIÁ XSKÉT OUÃ ĐANH GIẤKhá TB Kém
Chàp hãnh nội quy
Tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động
Tuân thủ nội CUV. CUV chê làm việc của Còng ty__________
ɪ Tác phong
An mặc gọn gàng, sạch sẽ
Giữ gìn vệ Sinh chung và vệ Sinh noi lâm việc_____________
Nhanh nhẹn. Iinh hoạt
ɪ Quan hệ
Vói cấp trẽn, đòng nghiệp vả khách hàng
Giãi quyết yêu câu của khách hãng: nhanh chóng, kịp thòi
Thãi đô chăm sỏc khách han≤: cân thân chu đão, thỏa màn nhu cảu cũa khách hàng
ɪ Cóng việc
Tnih thân họp tác trong công việc
Thao tác thực hiện công việc___________________________ Chat lượng, SO lượng còng việc hoàn thành
Mức độ hiêu biết vế công việc được giao
Khả năng tiếp thu công việc____________________________ Hiêu rõ các nghiệp vụ của còng việc
Kiên thức chuyên mòn phù họp với công việc
Mức độ tin cậy______________________________________ Tinh kỹ' luật
Khả năng lãm việc độc lập và sự chủ động trong công việc Sự sáng tạo trong công việc
Hieu biểt vể sản phàm dịch vụ của Công tỵ Tinh thân học hỏi và cẩu tiền
Chap hành mệnh lệnh của người quăn lý__________________
ɪ Kỳ năng
Ky năng giao tiẽp
Ky năng làm việc nhóm_______________________________ Thao tác thực hiện các kỹ năng mèm: giao tiep, đàm phân, thuyẽt phục,...
Ky năng giãi quyết vấn đê_____________________________ Kỹ nang hoạch định còng việc và quăn lý
Kỹ nang thích ứng Vth còng việc/áp lực công việc
ó Sữ dụng trang thiết bị_______________________________
Sử dụng thành thạo các máy móc thĩèt bị
Có tinh thân sử dụng tiềt kiệm tài sàn của Còng ty
TONG SÔ DIEM
được khả năng của người lao động thì số thời gian và chi phí phải bỏ ra để đào tạo giảm xuống đáng kể cho doanh nghiệp.
Công ty đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp thang đo đồ họa. Dưới đây là nội dung của bảng đánh giá nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư SUDECO:
(Cội đánh giá nào ãitợc đánh dâu nh iêu nhôi sẽ đánh giá nhân viên theo cáp độ đó).
Hình 2.2: Bảng đánh giá nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư SUDECO
Nhưng trên thực tế “Bảng đánh giá nhân viên” của công ty mới chỉ giúp cho hoạt động quản lý đánh giá sơ bộ nhân viên dựa trên các yêu cầu của doanh nghiệp, hoạt động thực thi đánh giá cũng là do nhà quản lý thực hiện. Trong khi thực tế mục đích chính của hoạt động đánh giá nhân viên là tìm ra nhân viên ưu tú nhất sẵn sàng cống hiến sức lao động và làm việc dài hạn cho doanh nghiệp, thì nếu chỉ dựa vảo bản đánh giá nhân viên công ty cũng không thể nắm bắt được sự thỏa mãn của người lao động đó tại công ty của mình. Công ty cần bổ sung thêm phần tự đánh giá của người lao động, tiến hành khảo sát nhỏ về mức độ thỏa mãn của họ khi làm việc cho công ty. Mức độ thỏa mãn của họ cao thì năng suất và hiệu quả lao động của họ cao hơn, sẵn sàng đóng góp cho công ty nhiều hơn.
Để khắc phục mặt thiếu sót này, công ty cần thay đổi cách nhìn nhận đánh giá nhân viên, thay vì khách quan đánh giá theo góc độ quan sát một phía là chỉ từ nhà quản lý. Công ty cần phải chủ động lắng nghe nguyện vọng và mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp để nhà quản trị, quản lý có thể chắt lọc ra những nhu cầu, những mong muốn thiếu sót mà trước đó không để ý. Cụ thể hơn là thông qua việc nắm bắt mức độ thỏa mãn và nguyện vọng từ phía người lao động, công ty cũng có thể cân nhắc đưa ra những thay đổi, cải tiến mới để cùng người lao động cùng nhau xây dựng môi trường lao động, văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp và bền vững hơn.
2.2.9. Văn hóa doanh nghiệp
Một thực tế khi thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư SUDECO, cá nhân em nhận thấy công ty hoạt động thiếu các chuẩn mực, các giá trị niềm tin và thiếu độ tin tưởng giữa các thành viên với nhau.
Giữa các thành viên trong công ty, có rất nhiều sự đè nén và kiềm chế cảm xúc
khiến bầu không khí lao động luôn trong trạng thái căng thẳng. Cụ thể, ngay từ đầu nhân viên không được chỉ định nội dung các công việc phải làm là được phép làm, mặt khác chính cá nhân các nhân viên cũng bị điều phối đảm nhiệm cùng lúc nhiều vị trí công việc khác nhau, điều này khiến áp lực trên mỗi người lao động càng trở nên mạnh mẽ. Khi xuất hiện lỗi trong quy trình bán hàng, trách nhiệm bị đổ dồn lên cá nhân bởi chính trưởng phòng và nhà lãnh đạo. Sự đùn đẩy trách nhiệm và công việc luôn diễn ra, công ty lại không có quy chuẩn các giải pháp khắc phục hiệu quả khi xuất hiện lỗi, dẫn đến sự vượt quyền hành không đáng có giữa người lao động và nhà quản trị...
Một cách khách quan, yếu tố văn hóa doanh nghiệp hay bầu không khí văn hóa doanh nghiệp của công ty hiện đang chưa có bởi còn thiếu giá trị chia sẻ, thiếu sự phân công rõ ràng trong công việc, thiếu các tiêu chí ứng xử hành vi ... điều này dẫn đến môi trường làm việc lao động căng thẳng, thiếu sự tin tưởng và tín nhiệm giữa các thành viên, nhân viên không có nhiều tiếng nói trong doanh nghiệp, xuất hiện các hành vi không đáng có trong doanh nghiệp.