Thực trạng đối tượng và phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu 701 kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH ống thép hòa phát (Trang 60 - 62)

2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Chi nhánh Công ty

2.2.2. Thực trạng đối tượng và phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất

phẩm. Thông qua đó, các chi phí không hợp lý sẽ được phát hiện, tùy vào tình hình DN các nhà quản trị sẽ loại bỏ hoặc điều chỉnh những chi phí đó nhằm đưa ra phương án SXKD kịp thời, phù hợp cho DN của mình.

Chi nhánh Công ty TNHH ông thép Hòa Phát có quy trình công nghệ sản xuất ống thép khá phức tạp, việc sản xuất chủ yếu dựa vào kế hoạch sản xuất và đơn hàng của khách trong kỳ nên chủng loại ống đa dạng, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ. Trong cùng một kỳ, nhiều chủng loại ống thép khác nhau được sản xuất ra nên đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là các thành phẩm, nhóm thành phẩm (đối với những công đoạn có thay đổi kích thước sản phẩm) ở từng công đoạn sản xuất ống thép của công ty bao gồm: Cắt 1 (Tôn đen), tẩy gỉ, cán mỏng, mạ dải, cắt 2 (Tôn mạ), uốn ống, mạ nhúng đối với ống thép mạ nhúng nóng, ren ống.

* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Trên cơ sở lý thuyết có hai phương pháp chính là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. Dựa vào việc khảo sát của các DN sản xuất thép ở Việt Nam, chủ yếu các DN tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp. Trong phương pháp này lại chia thành hai trường hợp : nếu DN tập hợp chi phí theo phân xưởng, tổ đội sản xuất thì chi phí trực tiếp phát sinh sẽ tập hợp cho từng phân xưởng, tổ đội sản xuất đó ; nếu DN tập hợp CPSX theo sản phẩm thì CP phát sinh liên quan đến sản phẩm nào sẽ được tập hợp CP cho từng sản phẩm đó.

Xét riêng về Chi nhánh Công ty TNHH ông thép Hòa Phát, Công ty hiện đang áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, cụ thể là tập hợp CPSX tương ứng với từng giai đoạn công nghệ được tổ chức thành các dây chuyền sản xuất. Ở mỗi giai đoạn công nghệ sẽ mở một TK chi tiết 154 để tập hợp CPSX của từng giai đoạn. Các khoản CPSX bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC phát sinh ở công đoạn nào sẽ tập hợp trực tiếp cho công đoạn đó. Trong đó, CPSXC vẫn phải thực hiện phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm phù hợp với mức công suất thực tế, phần CPSXC không được phân bổ thì sẽ được tính vào CPSX kinh doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Ví dụ : Chi phí sản xuất bán thành phẩm “Mạ dải” sẽ bao gồm CPNVLTT mạ dải, CPNCTT mạ dải và CPSXC mạ dải; CPSX bán thành phẩm “uốn ống” gồm CPNVLTT uốn ống, CPNCTT uốn ống và CPSXC uốn ống.

STT 4 - - -

3

1 Tổng chú

* Đối tượng và phương pháp tính giá thành

Chi nhánh Công ty TNHH ông thép Hòa Phát chọn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm được sản xuất ra theo từng công đoạn (cắt 1, tẩy gỉ, cán mỏng, mạ dải, cắt 2, uốn ống, mạ nhúng) và thành phẩm hoàn chỉnh cuối cùng (thép ống đen, thép ống tôn mạ kẽm, thép ống mạ nhúng).

về phương pháp tính giá thành, công ty đang sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Với đặc điểm của sản xuất là không có sản phẩm dở dang nên các chi phí phát sinh trong tháng sẽ được tập hợp trực tiếp cho bán thành phẩm, thành phẩm. Công ty sẽ tính giá thành BTP ở mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất ống thép (cắt 1, tẩy gỉ, cán, mạ dải, cắt 2, uốn ống, mạ nhúng). Căn cứ vào giá thành nửa thành phẩm ở công đoạn trước và chi phí phát sinh ở công đoạn sau để tính giá thành cho nửa thành phẩm ở công đoạn đó. Ví dụ : Dựa vào CP phát sinh ở công đoạn cắt 1 để tính ra giá thành nửa thành phẩm cắt 1. Sau đó, dựa trên giá thành nửa thành phẩm Cắt 1 và chi phí phát sinh ở công đoạn tẩy gỉ để tính giá thành nửa thành phẩm tẩy gỉ. Tuần tự tính giá thành từng công đoạn cho đến khi tính ra giá thành thành phẩm (các loại ống) cuối cùng.

Một phần của tài liệu 701 kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH ống thép hòa phát (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w