Ảnh hưởng của đặc điểm và tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh đến

Một phần của tài liệu 701 kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH ống thép hòa phát (Trang 50)

doanh đến

công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Chi nhánh Công ty thép Hòa Phát

2.1.4.1. Đặc điểm của sản phẩm và cơ cấu, chủng loại sản phẩm

NVL đầu vào cho các ngành kinh tế nói chung không thể không kể đến thép. Thép đã dần thế chỗ các NVL khác (đá, gỗ..) và trở thành sản phẩm phù hợp, đáp ứng các yêu cầu trong xây dựng cũng như ứng dụng vào đời sống con người nhờ vào đặc tính vững chắc và dễ tạo hình của nó. Để sản xuất ra các sản phẩm thép đạt chất lượng cao, các doanh nghiệp sản xuất cần căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá như JIS (Nhật Bản), ASTM (Hoa Kỳ) hay TCVN (Việt Nam). Là doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường ống thép Việt Nam, Hòa Phát đã sản xuất ống thép đáp ứng các tiêu chí khắt khe của tiêu chuẩn Hoa Kỳ - ASTM.

Trong ngành công nghiệp xây dựng, một trong những loại thép mang tính ứng dụng cao là thép ống. Hiện tại, có hai loại ống thép chính: thép ống đen và thép ống mạ kẽm. Ưu điểm của chúng là có độ bền cao, chịu lực tốt, hạn chế gỉ sét trên bề mặt vật liệu và chống ăn mòn. Thêm vào đó, những sản phẩm ống thép có phủ lớp

mạ kẽm bên ngoài (ống thép mạ kẽm) sẽ chịu được những tác động khắc nghiệt từ thời tiết và môi trường. Nhờ những đặc tính trên, sản phẩm ống thép có “tuổi thọ” rất cao, do đó “tuổi thọ” của các công trình xây dựng cũng tăng theo. Ngoài ra, việc dễ lắp đặt và xử lý bảo dưỡng cũng là một trong những ưu điểm khiến ống thép được sử dụng phổ biến.

Sự đa dạng và ứng dụng rộng rãi của thép ống Hòa Phát còn được thể hiện ở chỗ chúng được thiết kế và sản xuất dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng. Ví dụ như thép ống tròn thường được ứng dụng làm đường ống dẫn nước trong các tòa nhà cao tầng; một số các sản phẩm ống thép khác được dùng để xây dựng khung nhà ở, làm angten, cột đèn chiếu sáng công cộng, khung sườn ô tô, xe máy hoặc ứng dụng trong thiết kế nội thất (bàn ghế, tủ

b⅛∙∙∙).

Xét về giá thành, do chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường tự nhiên nên giá cả các yếu tố đầu vào của thép ảnh hưởng nhiều tới giá thành thép. Cụ thể như giá phôi thép, giá các yếu tố đầu vào như điện, xăng, dầu, than. , giá thép trên thị trường thế giới hay nhu cầu tiêu dùng thép trên thị trường sẽ tác động lớn tới giá thành của thép. Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam : “ .trong vài tháng cuối năm 2020, một số nguyên liệu thép có mức tăng đột biến như thép phế nhập khẩu (tăng khoảng 37 USD/tấn), phôi thép (tăng khoảng 44 USD/tấn), ... kéo theo giá thép xây dựng trong nước tăng nhanh”. Tuy Hòa Phát đã tự chủ được một phần nguồn nguyên liệu đầu vào là quặng sắt trong nước thông qua công ty con là CTCP khoáng sản An Thông nhưng nguồn cung này mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu sản xuất hiện tại. Với phần còn lại, Hòa Phát cũng phải nhập khẩu hàng tháng từ các nhà cung cấp lớn trên thế giới ở Brazil, Australia, Nam Phi.. .Có thể thấy, sự biến động của các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các DN sản xuất thép, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, khả năng dự trữ sản phẩm và sự ổn định kinh tế - xã hội.

Chủng loại sản phẩm

Chủng loại sản phẩm chính của Chi nhánh Công ty TNHH ông thép Hòa Phát gồm: - Các loại ống thép mạ kẽm nhúng nóng đường kính từ Φ21.2 đến Φ219.1mm theo tiêu chuẩn BS 1387/1985.

- Ông thép đen hàn đường kính từ Φ12.7 đến Φ219.1mm, ống chữ nhật có kích thước từ (10×30)mm đến (100×200)mm, ống vuông từ 12mm đến 150mm

theo tiêu

chuẩn TCVN 3783-83, ASTM-A53; ASTM-A500.

Chủng loại thép ống của công ty nhìn chung khá đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chủng loại thép trong nước và quốc tế. Đáng chú ý, từ tháng 10/2019, Hòa Phát cho ra mắt sản phẩm ống thép cỡ lớn trên thị trường gồm: Ông tròn đường kính 272mm, và 323.8mm, Ông vuông 200x200mm, 250x250mm, Ông chữ nhật 200x300mm và độ dày lên đến trên 10mm. Ngoài ra, công ty còn cho ra mắt dòng ống thép cỡ lớn ©325 phục vụ cho cơ sở hạ tầng của quốc gia (hệ thống cầu đường, trường trạm, phòng cháy chữa cháy, ...) cũng như trong việc xây dựng công trình dân dụng, tòa nhà chung cư cao tầng.

2.1.4.2. Đặc điểm của quy trình sản xuất ống thép

Quy trình sản xuất của công ty được sắp xếp thành các phân xưởng chuyên môn hóa, mỗi phân xưởng đảm nhận một công đoạn xác định trong quá trình sản xuất. Hiện nay, Chi nhánh Công ty TNHH Ông thép Hòa Phát áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và tương đối ổn định. Các công đoạn sản xuất được vận hành trơn tru, tuần tự và có sự liên kết chặt chẽ. Bán thành phẩm ở công đoạn trước sẽ là đầu vào của công đoạn sau và tạo ra thành phẩm cuối cùng là ống thép các loại được cung ứng ra thị trường.

Khóa luận sẽ mô tả quy trình sản xuất ống thép Hòa Phát (Phụ lục 01), bao

gồm quy trình sản xuất thép ống tôn mạ kẽm, ống thép đen, ống thép mạ kẽm nhúng nóng như sau:

* Õng thép tôn mạ kẽm

- Tại nhà máy thép Hòa Phát, các cuộn thép cán nóng với trọng lượng khoảng 20

tấn, độ dày và chất lượng đạt tiêu chuẩn kiểm định của Châu Âu và Việt Nam sẽ

được đưa vào băng chuyền sản xuất, cắt và xẻ theo kích thước nhất định để

cho ra

bán thành phẩm “Cắt 1” (Tôn đen).

- Bán thành phẩm “Tẩy gỉ” sau khi được sấy khô, tiếp tục được đưa vào máy cán

nguội để cán mỏng, cho ra các dải thép gọi là bán thành phẩm “Cán”. Tại đây, kích

thước bán thành phẩm bị thay đổi tỷ lệ với kích thước ban đầu nhưng không làm

thay đổi tính chất cơ lý của ống thép.

- Các dải thép đã cán sẽ được chuyển tiếp tới dây chuyền mạ dải. Chúng sẽ được

phủ một lớp kẽm mỏng lên bề mặt nhằm loại bỏ sự oxy hóa và sự mài mòn, giúp

sản phẩm bền bỉ và giữ được màu sắc như mới theo thời gian. Kết quả công đoạn

này tạo ra thành phẩm thứ tư gọi là bán thành phẩm “Mạ dải”.

- Sau đó, bán thành phẩm dải thép mạ sẽ được cắt theo kích thước quy định,

tạo ra

bán thành phẩm “Cắt 2” (Tôn mạ), chuẩn bị vào công đoạn uốn ống.

- Ở giai đoạn uốn ống, bán thành phẩm Tôn mạ sẽ được làm nóng để đạt được tính

mềm dẻo cần thiết trước khi được đưa qua các khuôn cuốn tiêu chuẩn để

cuốn ống

tạo hình cho ra thành phẩm cuối cùng là “ống thép tôn mạ kẽm”. Sau khi

được cuộn

hai cạnh, thành phẩm ống thép được đưa vào khuôn hàn để hàn nối hai đầu cạnh

thép với nhau, sau đó gia cố bằng máy ép để hoàn thiện các mối nối.

- Sau khi đưa qua các khuôn chỉnh hình, thép ống tôn mạ kẽm thành phẩm sẽ được

tạo hình hoàn hảo và đưa tiếp qua hệ thống cưa ống để cắt theo chiều dài kích thước

tiêu chuẩn. Ông thành phẩm sau cưa sẽ được xếp chồng lên nhau, sẵn sàng

tránh hư hỏng bề mặt kẽm. Tiếp đó, ống thép được lấy ra khỏi bể nhúng kẽm và tiến hành thổi kẽm trong ngoài để lớp kẽm phủ đều mặt trong và mặt ngoài. Sau đó, ống thép được đưa vào bể làm nguội, tạo thành thành phẩm ống thép mạ kẽm nhúng nóng. Tuy bên ngoài bề mặt ống thép mạ kẽm này không bóng đẹp như ống thép tôn mạ kẽm nhưng lớp kẽm được mạ dày hơn, do đó tính năng chống rỉ sét tốt hơn, chịu được các tác động khắc nghiệt của thời tiết.

Tùy vào kế hoạch sản xuất, sau khi mạ xong một số loại ống sẽ được tiến hành ren đầu ống và sơn vạch màu. Tất cả quy trình sản xuất các loại ống thép trên sau khi thành phẩm được hoàn thành sẽ đều trải qua khâu xử lý cuối cùng là kiểm định, kiểm tra chất lượng ống thép. Thông qua các máy móc chuyên dụng, các ống thép không đạt yêu cầu chất lượng sẽ bị loại bỏ, trả lại khâu phế liệu. Các ống thép đạt tiêu chuẩn sẽ được in thương hiệu Hòa Phát, ký hiệu theo chủng loại, đóng bó, chuyển vào kho, sẵn sàng đưa vào thị trường sử dụng.

Đáng chú ý, trong năm 2020, theo Báo cáo của Công ty: “Nhà máy ông thép Hòa Phát Hưng Yên đã có 16 yêu cầu cải tiến được thực hiện như nâng cấp thiết bị từ dạng rút ống thủ công 1 cây sang dạng rút ống tự động 2 cây, lắp thêm giàn tay nâng ống”. Những sáng kiến này đã giúp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm của công ty, giảm tiêu hao nhiên vật liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu ống thép lớn cho thị trường.

2.1.4.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty là các phòng ban chức năng, để đảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban chức năng trong toàn Công ty với nhau. Với mô hình gọn nhẹ nhưng hiệu quả, Công ty đã tận dụng được trí tuệ và sức lao động của các cá nhân giỏi trong từng lĩnh vực cụ thể, giảm bớt được khối lượng công tác quản lý chung trong toàn Công ty của Ban giám đốc. Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Ban lãnh đạo Công ty: Là bộ phận trực tiếp điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Chi nhánh Công ty, bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, các trưởng bộ phận của các phòng ban.

- Giám đốc Chi nhánh Công ty: Giám đốc là người đại diện của Chi nhánh Công

ty trước pháp luật và là người quản lý điều hành Công ty. Giám đốc có trách nhiệm

giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động trong Công ty: sản xuất, cung ứng

vật tư,

xuất nhập khẩu, tài chính, bán hàng; chỉ đạo các phòng ban và Nhà máy phổi hợp

hoạt dộng theo chức năng và nhiệm vụ được giao; tìm hướng phát triển của Công

ty. Giám đốc có quyền quản lý và toàn quyền điều động nguồn nhân lực trong Công

ty cho phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh, ra các quyết định thưởng, phạt,

bổ nhiệm, bãi nhiệm, và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Công ty

TNHH Ông thép Hoà Phát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh

phục vụ hoạt động sản xuất của các nhà máy và đơn vị trực thuộc Công ty; phụ trách công tác xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, sản phẩm hàng hóa.

- Phòng Tổ chức: Quản lý toàn bộ nhân lực của Chi nhánh Công ty bằng Hồ

sơ lý

lịch, theo dõi và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác; tổ chức

và phối hợp với các bộ phận thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo

và đào

tạo lại cho cán bộ nhân viên trong toàn Công ty; căn cứ nhu cầu đào tạo để

lập kế

hoạch đào tạo hàng năm, tổ chức đào tạo theo kế hoạch; tham mưu cho Ban giám

đốc trong việc xây dựng và ban hành hệ thống các nội quy, quy chế, quy

trình, quy

định liên quan đến công tác quản lý hành chính, nhân sự, chế độ chính sách cho

người lao động trong Công ty và theo dõi quản lý việc chấp hành các quy định đó.

- Phòng vật tư - xuất nhập khẩu: là bộ phận lập kế hoạch mua hàng đối với các

loại nguyên vật liệu, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế và sửa chữa

cho máy

móc thiết bị phục vụ sản xuất và các thiết bị khác; giao dịch, đàm phán với

các nhà

cung ứng, các đối tác trong và ngoài nước để tìm ra những nhà cung ứng tốt nhất,

đáp ứng yêu cầu của Công ty. Tư vấn cho Ban giám đốc các việc thực hiện liên

quan đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng và các đối tác kinh doanh.

- Phòng kinh doanh: là bộ phận tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách

2.1.4.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Mô hình kế toán của công ty được tổ chức tập trung, chia thành các bộ phận như kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán công nợ, thủ quỹ, kế toán thuế, kế toán tổng hợp. Các các bộ phận này chịu sự phân công và kiểm soát của kế toán trưởng để đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát, chỉ đạo nghiệp vụ đúng trình tự kế toán quy định.

Bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Chức năng của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, phụ trách toàn bộ công tác kế toán: tổ chức bộ máy kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ cũng như

nghiên cứu triển khai chế độ kế toán hiện hành. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm

trước giám đốc và nhà nước về tổ chức công tác kế toán tài chính, lập báo cáo tài

chính, tham gia đóng góp ý kiến với lãnh đạo về hoạt động tài chính.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ nhập liệu vào phần mềm kế toán trên máy tính các chứng từ khi được các bộ phận chuyển về để ghi sổ kế toán, lập các bảng

kê, báo cáo tổng hợp, thống nhất nội dung theo dõi toàn bộ phần hành kế toán trong

- Ke toán ngân hàng: hoạt động thu thập, ghi chép, xử lý và phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về các hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng

dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho

công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng ở tầm vĩ vô và vi mô cung cấp thông

tin cho các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Ke toán kho: Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện Nhập/Xuất kho. Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các

trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu, hàng hóa trong phạm vi quyền hạn hoặc báo

cáo lên cấp trên để kịp thời giải quyết.

- Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi công nợ, cung cấp thông tin về tình hình công nợ của công ty nhanh chóng, chính xác và chịu trách nhiệm giao

dịch với

ngân hàng về các thanh toán qua tài khoản tiền thanh toán qua tài khoản tiền vay,

tiền gửi.

- Kế toán thuế: là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước

chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. - Thủ quỹ: Thu và chi tiền hàng ngày, đi nộp hoặc nhận tiền trực tiếp ở ngân

hàng; tiến hành lập các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho về vật liệu thép, hóa chất,

kẽm và đối chiếu với kế toán nhà máy và thủ kho.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh Công ty không tổ chức riêng hệ thống kế toán quản trị mà được kết hợp với hệ thống kế toán tài chính trong cùng một hệ thống. Theo mô hình này, kế toán viên sẽ kết hợp “2 trong 1”, vừa làm công

2.2.1. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu 701 kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH ống thép hòa phát (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w