Thực trạng phân tích biến động CPSX và thông tin CPSX phục vụ cho

Một phần của tài liệu 701 kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH ống thép hòa phát (Trang 71 - 73)

2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Chi nhánh Công ty

2.2.6. Thực trạng phân tích biến động CPSX và thông tin CPSX phục vụ cho

CPSX cũng như tính giá thành của DN, việc lập các báo cáo dự toán, đặc biệt là dự toán về CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC là điều cần thiết. Chi nhánh Công ty TNHH ông thép Hòa Phát đã lập các báo cáo dự toán liên quan đến CPSX như : Dự toán

sản xuất (Phụ lục 09), Dự toán CPNVLTT (Phụ lục 10), Dự toán CPNCTT, Dự

toán CPSXC.

Nhìn chung, DN đã phần nào chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát chi phí sản xuất, tuy nhiên các báo cáo mới đơn thuần mang tính chất so sánh, kiểm tra chứ chưa chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề quản trị như phân tích thông tin thích hợp, biến động nguyên nhân do đâu cũng như chưa lập báo cáo CP theo mức độ hoạt động, báo cáo trách nhiệm từng bộ phận. Do đó, hệ thống báo cáo KTQT của đơn vị chưa thực sự mang lại nhiều ý nghĩa cho công tác quản trị, chưa hỗ trợ tốt nhất cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.

2.2.6. Thực trạng phân tích biến động CPSX và thông tin CPSX phục vụcho cho

việc ra quyết định quản lý

Chi nhánh Công ty TNHH ông thép Hòa Phát đã thực hiện so sánh, phân tích chênh lệch CPSX thực tế so với CPSX kế hoạch ở từng công đoạn theo từng tháng.

A HOA PHAT chi NHÁNH CÔNGTV TNHH ÓNGTHÉPHÒAPHÁT

ʌʌ ON G THÉP Thôn Minh Khai7 TT.Nhir Quỳnh, H.Văn Lâm, T.Hưng Yến PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT

Tháng năm Công đoạn:

Tuy nhiên, việc phân tích CPSX chưa đi sâu giải thích tại sao chênh lệch mà mới chỉ dừng ở mức độ kiểm tra, so sánh với dự toán đã thiết lập. Nói cách khác, Chi nhánh Công ty chưa thực hiện phân tích biến động CPSX (biến động về lượng, biến động về giá) theo các biến động về CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC. Đồng thời, Công ty đã thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá về khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn và khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu.

Xét về việc vận dụng các thông tin về CPSX để phân tích điểm hòa vốn, phân tích mối quan hệ C-V-P, vận dụng các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định SXKD ngắn hạn và dài hạn chưa được DN chú trọng và ít đươc các cấp quản lý áp dụng trong thực tế. Trong đó, phân tích điểm hòa vốn là yếu tố quan trọng trong công tác KTQT bởi nó sẽ giúp DN xác định được sản lượng sản xuất và giá bán bao nhiêu để đạt được lợi nhuận đúng với kỳ vọng đặt ra. Tuy nhiên, hệ thống kế toán của Công ty hiện nay chủ yếu tập trung phục vụ công tác KTTC, do đó các thông tin liên quan đến KTQT chưa được thu thập và cung cấp đầy đủ để có thể phân tích C- V-P. Bên cạnh đó, Công ty chưa thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động của các bộ phận, hay dựa vào các thông tin của quản trị CPSX để thực hiện phân tích đưa ra các quyết định như : loại bỏ hay ngưng sản xuất một sản phẩm, bộ phận ; từ chối hay chấp nhận đơn hàng, bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất.

Một phần của tài liệu 701 kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH ống thép hòa phát (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w