tài chính
• Mục tiêu tổng thể của báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kiểm toán số 200, mục tiêu chính của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của các thông tin trong BCTC, giúp người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra được quyết định kinh tế đúng đắn. Dựa vào các xét đoán và ý kiến của kiểm toán viên về lập và trình bày báo cáo tài chính, từ đó đưa ra tính trung thực hợp lý của BCTC, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC.
Kiểm toán BCTC giúp doanh nghiệp được kiểm toán phát hiện được những yếu tố còn tồn đọng trong quá trình hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát hiện được những sai sót và các sai phạm và có trọng yếu, từ đó đánh giá được các rủi ro, giải quyết khắc phục được những điểm yếu của doanh nghiệp.
Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp
Sau khi đạt được mục tiêu kiểm toán cuối cùng của doanh nghiệp được kiểm toán, bên phía công ty kiểm toán sẽ phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý cho đơn vị được kiểm toán, từ đó đưa ra được các nhận xét và tư vấn cho doanh nghiệp những bước đi tích cực cho năm tài chính tiếp theo.
• Mục tiêu của kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính
Dựa trên mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu của phần hành chi phí hoạt động sẽ dựa vào đặc điểm, bản chất của khoản mục này để phản ánh và theo dõi, đánh giá được hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến về mức độ trung thực hợp lý, những bằng chứng thu thập của khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính nhằm giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện được những sai sót còn tồn đọng, từ đó đưa ra được các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của kiểm toán phần hành Chi phí hoạt động để xác nhận được độ tin cậy của các thông tin liên quan đến các giao dịch phát sinh của TK 641 và TK 642, do đây là tài khoản không có số dư nên thủ tục kiểm toán ở đây phải kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, vì vậy phải đảm bảo đáp ứng các cơ sở dẫn liệu:
- Tính đầy đủ: Các nghiệp vụ liên quan đến CPHĐ trong kỳ phát sinh phải được ghi chép và theo dõi đầy đủ trên sổ sách kế toán.
- Tính hiện hữu: Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến CPHĐ trong kỳ phải thực tế đã phát sinh, là các nghiệp vụ có thật.
- Tính chính xác: Các nghiệp vụ phải được phân loại đúng theo quy định của chế độ kế toán liên quan, đảm bảo số học chính xác, các nghiệp vụ được phân loại và được hạch toán chính xác.
- Tính đánh giá: Các nghiệp vụ được xác định phải tuân theo chế độ kế toán. - Tính đúng kỳ: Các nghiệp vụ phải được phản ánh và hạch toán đúng kỳ kế toán theo nguyên tắc cơ sở dồn tích.
- Trình bày và thuyết minh: Các khoản mục liên quan đến CPHĐ phải được phân loại và trình bày đầy đủ diễn đạt, đảm bảo đủ các bước thuyết minh cần thiết.
Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp